Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không?
Nếu sữa mẹ xuống nhiều mà bé không sử dụng kịp sẽ khiến ngực mẹ căng tức, dễ bị tắc tia sữa. Chính vì vậy, mẹ hãy hút sữa và dự trữ cho con dùng sau. Tuy nhiên sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không? và để ngoài được bao lâu sau khi hút ra thì an toàn cho bé sử dụng. Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu câu trả lời nhé.
Giải đáp: Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không?
Trong sữa mẹ dồi dào năng lượng cũng như giàu dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển cho trẻ. Trong sữa mẹ các chất đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng, carbohydrate có tỉ lệ cân bằng tự nhiên cũng như hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Chính vì vậy các chuyên gia y tế trên thế giới đều khuyến khích cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
Tuy nhiên sữa mẹ vắt ra cũng có thời hạn sử dụng. Nếu để ở ngoài môi trường quá lâu thì vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển. Lúc này sữa mẹ có nguy cơ biến chất. Nếu bé uống vào có thể bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Vậy để đảm bảo an toàn cho bé thì sữa mẹ để bên ngoài được bao lâu?
Theo các bác sĩ, chuyên gia khuyến nghị:
- Để sữa mẹ bên ngoài nhiệt độ trên 26 độ C, có thể cho bé bú ngay trong vòng 1 tiếng.
- Để sữa mẹ bên ngoài nhiệt độ dưới 26 độ C, bé có thể sử dụng trong vòng 6 tiếng.
- Để sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh: Tối đa được 48 tiếng
- Sữa mẹ vắt ra để trong ngăn đá sẽ giữ được trong vòng 4 tháng.
Sữa mẹ vắt ra để bên ngoài có cần hâm nóng không? Câu trả lời là sữa mẹ khi vắt ra rất dễ bị lạnh. Chính vì vậy, mẹ cần hâm nóng sữa trước khi cho trẻ bú. Trong trường hợp, khi vắt sữa ra, trẻ ti ngay thì không cần hâm nóng.
Sữa mẹ vắt ra để bên ngoài cần hâm nóng
Lưu ý khi hâm nóng sữa mẹ
Không phải cứ cho sữa ấm lại là có thể cho bé ăn. Bởi nếu không biết cách hâm sữa thì mẹ vô tình làm mất đi những dưỡng chất có lợi ở trong nước. Dưới đây là một số lưu ý khi hâm nóng sữa mẹ để giữ được dinh dưỡng trong sữa.
– Các chuyên gia khuyến cáo rằng, để tránh làm mất chất của sữa mẹ không nên đun sôi sữa ở trên bếp.
– Các mẹ nên lựa chọn bình chứa để hâm ấm sữa. Các mẹ không nên ngâm sữa ở trong nước quá nóng. Thay vào đó đặt bình sữa ở trong một ca nước ấm và duy trì nhiệt độ trong bình sữa mẹ không vượt quá 40 độ C. Theo từ các chuyên gia cho rằng, mức nhiệt độ chính xác nhất để hâm là 37 độ C
– Nếu sử máy hâm sữa, không nên tăng nhiệt độ máy hâm sữa quá cao. Bởi các vitamin và kháng thể có ở trong sữa mẹ dễ hao hụt nhất khi tiếp xúc ở một mức nhiệt độ quá cao.
– Sữa sau khi hâm nóng chỉ nên cho bé ăn 1 lần. Trường hợp bé ăn không hết thì bỏ đi, không nên cho bé ăn lại.
– Trước khi cho bé ti, mẹ cần phải lắc thật đều bình sữa thật nhẹ để những thành phần sữa hòa đều vào nhau
– Tuyệt đối không nên hâm nóng sữa bằng lò vi sóng. Mặc dù giúp rã đông sữa nhanh nhưng nó sẽ giảm lượng vitamin, gây mất chất trong sữa.
Tuyệt đối không nên hâm nóng sữa bằng lò vi sóng
Hâm nóng sữa đúng cách vừa giúp con có được một bữa ăn trọn vẹn dinh dưỡng. Vừa giúp mẹ tận dụng được lượng sữa thừa quý giá. Chính vì vậy, để đảm bảo con có một bữa ăn hoàn hảo nhất cũng như đảm bảo sự phát triển của các con, các mẹ bỉm sữa nên tìm hiểu trước về cách hâm nóng sữa.
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh khoa học
Khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hay tủ đông, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi đổ sữa vào túi/ bình trữ sửa, tránh đổ hay trào sữa gây mất vệ sinh. Đồng thời bạn cần chừa một khoảng trống nhỏ với miệng bình. Bởi sữa sau khi được bảo quản đông lạnh có thể tăng dung tích
- Mẹ nên ghi rõ giờ và ngày tháng lên túi/ bình trữ sữa.
- Mẹ hãy sắp xếp sữa theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ cũ đến mới. Cách sắp xếp này giúp mẹ dễ lấy cũng như lấy sữa đúng thứ tự.
- Nếu dư lượng túi trữ sữa nhiều và không thể dùng hết trong vòng 4 ngày. Mẹ nên lưu trữ tủ đông ngay sau khi vắt.
- Không nên để sữa trên cánh cửa tủ ngăn mát hoặc ngăn đông. Bởi nhiệt độ ở vị trí này thường xuyên thay đổi khi đóng mở cửa thường xuyên. Từ đó làm chất lượng sữa biến đổi.
- Để chất lượng sữa cho trẻ. Không được bảo quản lại sữa nếu trẻ bú dư. Hoặc trộn lẫn lượng sữa dư ấy vào sữa mới hút
- Nên chuyển sữa bảo quản ở ngăn đá xuống ngăn mát trước 12 – 24 giờ trước khi hâm nóng và cho bé sử dụng.
Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, các mẹ bỉm sữa đã có được câu trả lời: ”Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không?” Cũng như cách bảo quản sữa và cách hâm nóng sữa để không làm mất chất dinh dưỡng trong sữa. Hãy ghé thắm wesite Bamboolife.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức để quá trình nuôi con thuận lợi và bé phát triển khoẻ mạnh.
Bình luận