Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bố mẹ phải làm sao?

Góc chia sẻ admin 15 - 08 - 2023

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường khó chịu, quấy khóc và có thể bỏ ăn do khó thở. Điều này khiến phần lớn các ba mẹ lo lắng, không biết nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này. Bamboo Life sẽ chia sẻ đến ba mẹ cách điều trị nghẹt mũi giúp ba mẹ dễ dàng chăm sóc cho bé yêu qua bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Tùy vào từng môi trường sống và khí hậu mà trẻ có thể bị phát bệnh. Tuy nhiên, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến mà chúng ta thường gặp nhất.

Bệnh cúm, viêm đường hô hấp do virus: có thể do từng mùa. Cao điểm là vào giai đoạn giao mùa sang mùa lạnh vì thời tiết thay đổi thất thường sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Khi bị cúm bé có thể có sốt, nghẹt mũi, quấy khóc và chán ăn.

Độ ẩm trong không khí: khi thời tiết khô hanh, độ ẩm trong môi trường và nhiệt độ phòng của trẻ thấp. Điều này khiến trẻ tăng dịch tiết và ứ đọng dịch trong khoang mũi gây nghẹt mũi.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bố mẹ phải làm sao?

Trẻ bị nghẹt mũi do dị ứng: trẻ dị ứng lông thú cưng (lông chó, lông mèo,…): do chất gây dị ứng có trong nước bọt, vảy da,… của chúng có thể dính vào quần áo, giường, đồ nội thất trong nhà làm ảnh hưởng đến trẻ. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị dị ứng do phấn hoa, khói thuốc, bụi…

Ngoài ra, trẻ bị nghẹt mũi có thể do bị mắc dị vật trong mũi hoặc các bệnh lý tại mũi như polyp mũi, viêm mũi,…

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Khi bị nghẹt mũi, trẻ bắt đầu thở khó khăn hơn do khoang mũi chứa nhiều dịch. Ba mẹ có thể thực hiện theo cách dưới đây để cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ:

Làm sạch khoang mũi của trẻ

Ba mẹ dùng tăm bông hoặc khăn xô sạch nhúng nước ấm, nhẹ nhàng lau sạch trong và ngoài mũi của con. 

Sử dụng nước muối sinh lý

Ba mẹ có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% cho con để làm loãng dịch nhầy (khoảng 3 – 5 lần/ngày). Sau đó sử dụng dụng cụ hút mũi sạch để tiến hành hút dịch. Ba mẹ lưu ý tránh lạm dụng hút mũi trẻ, chỉ nên hút mũi 1 – 3 lần/ngày để tránh gây kích ứng.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bố mẹ phải làm sao?

Điều chỉnh độ ẩm của phòng và nhiệt độ phòng

  • Sử dụng máy làm ẩm không khí như máy phun sương, máy tạo độ ẩm… để duy trì độ ẩm thích hợp cho trẻ (40 – 60%). Đồng thời ba mẹ nên giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát giúp tránh vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Không để trẻ ở trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Ba mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức 22 – 27 độ C. Để theo dõi chính xác nhiệt độ phòng cho trẻ, bố mẹ tham khảo Nhiệt ẩm kế điện tử Bamboo Life giúp đảm bảo sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.
  • Trường hợp trẻ nghẹt mũi kéo dài hoặc có biểu hiện sốt, khó thở, bỏ bú, quấy khóc liên tục, ngủ li bì…, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Những điều cần tránh khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Việc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Do đó, khi trẻ bị nghẹt mũi ba mẹ nên lưu ý:

  • Không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, thuốc co mạch.
  • Không nên nhỏ nước muối sinh lý trong thời gian dài (trên 4 ngày) vì dễ khiến trẻ bị khô mũi, làm mũi trở nên nhạy cảm.
Lưu ý
  • Tuyệt đối không dùng miệng hút mũi trẻ: việc này sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn từ người lớn. Do đó, đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác ở trẻ. Ví dụ như tổn thương hệ miễn dịch, tiêu chảy, viêm màng não do virus Herpes, …
  • Ba mẹ nên vệ sinh dụng cụ hút mũi sạch sẽ trước và sau khi hút mũi cho trẻ.
  • Tránh để khí từ điều hòa phả trực tiếp vào trẻ bởi sẽ dễ dẫn đến các bệnh liên quan về đường hô hấp.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân làm trẻ bị dị ứng (phấn hoa, vật nuôi, khói thuốc,…). 
  • Ba mẹ hãy thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ đặc biệt là phòng của trẻ để phòng tránh vi khuẩn và virus xâm nhập. 
  • Có thể sử dụng, máy lọc không khí để loại bỏ bụi phòng, lông vật nuôi, khói thuốc, bụi vải,…

Kết luận

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi tuy không phải là một tình trạng nghiêm trọng nhưng cần được ba mẹ chăm sóc đúng cách. Hy vọng qua bài viết trên, Bamboo Life đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức đúng về cách chăm sóc bé yêu. 

Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ