Những hậu quả khi sử dụng địu em bé sơ sinh sai cách
Địu được biết đến là công cụ đắc lực cho mẹ hiện nay. Nhờ có sản phẩm này mà mẹ vừa trông được con vừa có thể làm việc khác. Dù vậy, cha mẹ cũng không được coi nhẹ cách sử dụng địu sao cho đúng cách, hiệu quả. Nhất là khi địu em bé sơ sinh còn non nớt, yếu ớt. Vì chỉ cần một sai lầm nhỏ thôi cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bamboo Life cảnh báo đến các bậc phụ huynh khi sử dụng địu sai cách, hậu quả mà nó mang đến cho con nhỏ. Qua đó, chia sẻ đến cha mẹ cách sử dụng địu em bé sao cho chính xác, an toàn và hiệu quả.
Khi nào trẻ sơ sinh dùng được địu?
Ngay từ khi còn bé cha mẹ đã có thể sử dụng được đai địu. Trẻ được 1 – 2 tháng tuổi đã dùng được địu nhưng không khuyến khích. Dù việc dùng địu mang đến nhiều tiện ích cho cha mẹ nhưng chưa hẳn tốt với con. Bởi khi con còn quá nhỏ, cơ thể còn yếu ớt. Nếu vẫn muốn dùng địu thì yêu cầu cấp thiết là cha mẹ chọn đúng loại phù hợp với con nhỏ và địu đúng cách.
Phải đến 3 – 5 tháng tuổi thì con mới dần cứng cổ. Giai đoạn này trẻ biết ngóc đầu dậy, tập lật người trên giường. Cơ cổ bé cứng cáp hơn nên cũng điều khiển được đầu cổ dễ dàng hơn trước. Thời điểm này mẹ bắt đầu sử dụng địu cho con là tốt nhất.
Những hậu quả có thể xảy ra khi sử dụng địu em bé sơ sinh sai cách
Cha mẹ chọn đúng địu cho con nhưng dùng sai cách cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Con bị cong, vẹo cột sống
Độ tuổi sơ sinh là giai đoạn cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện. Nếu cha mẹ dùng địu sai cách thì bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất chính là vùng xương cột sống của bé. Nhiều phụ huynh chưa có kinh nghiệm hoặc chưa chú ý đến cách địu con khiến sức nặng cơ thể bé dồn hết xuống vùng xương cùng. Điều này tạo áp lực đến cột sống, dây chằng của con. Đây cũng chính là lý do chính làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương cột sống trẻ. Về lâu dài nếu cha mẹ không kịp thời khắc phục, điều chỉnh sẽ gây ra tình trạng cong vẹo cột sống, trượt khớp cột sống khi con lớn lên.
Có thể gây ra chấn thương vùng cổ
Khi cha mẹ địu em bé sơ sinh sai cách cũng có thể khiến vùng cổ của con bị ảnh hưởng. Bởi giai đoạn này hệ xương của trẻ con yếu ớt, các cơ quan, bộ phận trên cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Chưa kể đến việc cha mẹ chọn địu không có tấm đỡ cổ gáy cho con. Hoặc khi cha mẹ vận động mạnh khiến địu đung đưa quá nhiều. Những điều này cũng trở thành những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị trật cổ, gãy đốt sống cổ.
Vùng xương hông của con bị ảnh hưởng
Tư thế chữ M tốt cho trẻ sơ sinh. Con chưa được 1 tuổi thì cha mẹ nên áp dụng tư thế này khi địu con. Phần chân và hông bé hơi cong lên khi ngồi, đảm bảo xương hông phát triển bình thường.
Cha mẹ cần tránh tình trạng để chân con lơ lửng, buông thõng tự do khi ở trong địu. Bởi cha mẹ áp dụng tư thế này lâu dài dễ khiến vùng xương hông của con gặp vấn đề. Nhất là chứng loạn sản khớp hông mà trẻ sơ sinh dễ gặp phải.
Con có thể bị khó thở, ngạt thở
Ở trong địu bé cũng có thể bị ngạt thở, khó thở. Nguyên nhân là cha mẹ dùng địu sai cách, sơ ý khiến mặt bé úp xuống ngực hay lưng mẹ. Trẻ sơ sinh có vùng cổ còn yếu, chưa thể tự cử động cổ gáy theo ý mình. Trong tư thế này lâu mà con không tự ngẩng mặt lên được sẽ khiến bé bị ngạt, tắc nghẽn hô hấp dẫn đến tử vong. Chính vì thế, khi địu mẹ cần chú ý dùng đúng cách, tránh để địu che mặt con.
Con bí bách, khó chịu
Ở trong địu khó tránh khỏi tình trạng thiếu thoải mái, bí bách hay khó chịu. Nhất là trẻ càng lớn thì để con trong địu càng khó. Đối với trẻ sơ sinh, thân nhiệt của con thường cao hơn người lớn. Thế nên, nếu cha mẹ còn dùng địu có chất liệu dày càng khiến con cảm thấy nóng bức, khó chịu hơn. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt ở trẻ khi tháo địu, ảnh hưởng đến sức khỏe con. Chưa kể đến việc siết đai địu quá chặt cũng làm cho trẻ thiếu thoải mái, khó thở, khó chịu. Con sẽ biểu tình bằng cách ngọ nguậy, dễ bị ngã khỏi địu hay ảnh hưởng đến hệ xương.
Do đó, ngoài việc dùng địu đúng cách thì cha mẹ cũng nên lưu tâm đến việc chọn địu phù hợp với trẻ sơ sinh. Lựa chọn sử dụng địu làm từ chất liệu vải mềm mịn, có độ thoáng khí, thấm hút tốt. Loại địu này sẽ giúp cả mẹ và bé đều thấy thoải mái, không ảnh hưởng đến cơ thể con nhỏ.
>>> Xem thêm: Có nên dùng địu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay không
Trẻ có thể bị ngã hay rơi ra khỏi địu
Nhiều bạn nghĩ việc con bị rơi, ngã khỏi địu chỉ khi địu quá rộng. Nhưng chưa hẳn đúng hoàn toàn. Cha mẹ chọn địu quá rộng cũng là một nguyên do. Nhưng một nguyên nhân khác nữa đó chính là việc cha mẹ quên rằng mình đang địu con. Nếu cha mẹ quá chú tâm làm việc hay để ý đến việc khác cũng rất dễ gây ra tai nạn. Ví dụ như đang địu con phía trước mà cha mẹ làm rơi đồ. Việc đột ngột cúi người xuống có thể khiến trẻ bị tuột ra khỏi địu. Rồi việc con cựa quậy nhiều khiến khóa địu bị lỏng, tuột dây,… Bởi vậy, dù đeo đai địu nhưng cha mẹ cũng luôn phải chú tâm đến con. Tránh thực hiện các công việc nấu nướng, chạy bộ, hoạt động thể thao,… để bảo vệ con tốt nhất.
Vậy địu em bé sơ sinh sao cho đúng?
Qua phần trên chúng ta cũng đã nhận thấy những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến khi địu trẻ sơ sinh sai cách. Vậy dùng địu trẻ sơ sinh sao cho đúng?
- Trẻ sơ sinh còn yếu ớt nên cha mẹ hãy chọn tư thế địu chữ M (tư thế con ếch, ngồi xổm rộng). Lúc này, phần đầu gối của trẻ cao hơn mông, hai đùi tạo góc 60-160°.
- Tư thế địu con nằm ngang dành cho bé chưa cứng cổ. Mẹ có thể hình dung tư thế này như cách bồng bé vậy. Nhưng thay cho đôi tay chính là chiếc địu bằng vải mềm. Tay mẹ cũng đỡ mỏi mà bé còn luôn quan sát được gương mặt cha mẹ.
- Không địu con quá chặt sẽ khiến con bị ngạt thở. Đai địu đảm bảo thông thoáng cho bé được thoải mái. Cha mẹ lúc nào cũng có thể liếc nhìn được mặt con.
- Thời gian địu trẻ sơ sinh không nên quá lâu mỗi lần sử dụng. Tối đa mỗi lần dùng địu chỉ nên 2 tiếng, tốt nhất cứ sau 30 phút đến 1 tiếng mẹ lại cho bé ra khỏi địu.
- Sau khi đưa con ra khỏi địu thì cha mẹ nên massage nhẹ chân tay con. Điều này giúp lưu thông máu, trẻ thoải mái hơn.
- Bé đang còn nhỏ thì cha mẹ nên hạn chế dùng địu em bé đi xe máy.
- Cha mẹ cần mặc quần áo phù hợp cho con. Khi chuẩn bị ra ngoài bạn cần theo dõi dự báo thời tiết trước. Cha mẹ chọn quần áo cho con phù hợp từng mùa. Đông ấm hạ mát nhưng phải thoải mái, dễ hoạt động, cởi ra được nhanh chóng khi cần thiết.
- Đảm bảo không để mặt bé áp sát ngực mẹ. Khoảng cách an toàn giữa mẹ và cằm bé tầm khoảng một ngón tay.
Kết luận
Có thể thấy, việc địu em bé sơ sinh đúng cách cực kỳ quan trọng. Bởi nếu địu sai cách hậu quả nhẹ thì khiến con khó chịu, bí bách. Nặng thì con tuột, ngã khỏi địu hay ảnh hưởng đến sự phát triển về sau. Do đó, ngoài việc chú ý đến chọn mua địu phù hợp thì mẹ hãy nghiên cứu kỹ cách địu an toàn cho con yêu của mình.
Bình luận