Cách trữ sữa mẹ an toàn cho bé, yên tâm cho mẹ

Bảo quản sữa mẹ sao cho đúng cách tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến nhiều mẹ khá đau đầu. Vì vậy, bài viết này sẽ là lời giải đáp cho những mẹ chưa biết cách trữ sữa mẹ thế nào? Đảm bảo rằng khi đọc xong những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mẹ biết cách bảo quản sữa đảm bảo dinh dưỡng cho con.

Cách trữ sữa mẹ an toàn nhất nên tham khảo

Yếu tố vệ sinh là một việc vô cùng quan trọng nếu mẹ muốn thực hiện cách trữ sữa mẹ đúng. Vấn đề vệ sinh là điều được quan tâm hàng đầu khi trữ sữa và bảo quản sữa cho con. Trước khi vắt sữa thì các mẹ cần lưu ý những điều sau để đảm bảo vệ sinh:

– Trước tiên các mẹ cần rửa sạch tay bằng xà phòng và nước. Có thể rửa qua tay bằng dung dịch cồn y tế để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.

Cách trữ sữa mẹ an toàn cho bé, yên tâm cho mẹ

Hướng dẫn cách trữ sữa mẹ an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất

– Để có thể vắt sữa ra bình hoặc túi trữ các mẹ có thể dùng tay, máy bơm tay hoặc máy hút. Trong trường hợp các mẹ dùng bơm thì nên kiểm tra kỹ bộ dụng cụ bơm và ống dây. Những bộ phận này cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối khi thực hiện cách trữ sữa mẹ. Không nên sử dụng khi ống dây và bơm đã bị mốc và không còn sạch sẽ.

– Đối với bộ phận nút bấm, công tắc nguồn và phần bề mặt của bơm sữa. Các mẹ cần lau sạch bằng khăn có thấm những dung dịch vệ sinh tẩy rửa chuyên dụng.

– Bên cạnh đó các mẹ cũng nên vệ sinh thật sạch bộ hút sữa lẫn dụng cụ đựng sữa sau hút. Các mẹ có thể sử dụng chổi và miếng cọ bình sữa chuyên dụng để làm sạch. Trước tiên nên rửa qua bằng nước lạnh dụng cụ hút sữa và đựng sữa. Sau khi rửa xong cần vệ sinh kỹ phần đáy vì dễ dính cặn sữa bên dưới. Sau đó cần để khô ráo tự nhiên và tiệt trùng lại bằng nước sôi trước khi vắt sữa vào.

Hướng dẫn cách trữ sữa mẹ sau khi vắt ra ngoài

Để trữ sữa mẹ luôn được sạch sẽ và đảm bảo dinh dưỡng cho bé sử dụng. Thì các mẹ có thể tham khảo những hướng dẫn cụ thể của chúng tôi qua những thông tin sau:

Cách trữ sữa mẹ: Cần chọn bình và túi trữ sữa phù hợp

Một trong những công đoạn đầu tiên mà các mẹ cần làm chính là lựa chọn túi sữa hoặc bình trữ sữa phù hợp. Có dụng cụ đậy kín có thể làm từ thủy tinh hoặc nhựa chuyên để lưu trữ sữa mẹ. Để có thể được sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng thì mẹ nên mua hàng ở siêu thị hoặc nhà thuốc uy tín.

Tuyệt đối không được sử dụng các loại chai nhựa có ký hiệu tái chế để trữ sữa. Bởi vì những loại nhựa này không thích hợp và không an toàn khi trữ sữa cho con. Ngoài ra, không trữ sữa mẹ trong các chai dùng một lần hoặc túi nhựa. Vì đây là những dụng cụ không được dùng để thực hiện cách trữ sữa mẹ.

Để không bị lãng phí sữa cho con uống thì bạn nên chủ động chia sữa và trữ sữa theo đúng tiêu chuẩn sử dụng của các bé. Sữa mẹ sau khi được hút ra thì các mẹ cần bảo quản trong tủ lạnh tránh vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng tới dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Mẹo và cách trữ sữa mẹ mà phụ huynh không nên bỏ qua

Đầu tiên các mẹ cần ghi rõ thông tin ngày vắt sữa trên nhãn dán vào bình đựng sữa. Sau đó các mẹ cũng có thể ghi tên của con nếu đang gửi con ở nhà trẻ. Đặc biệt không nên trữ sữa mẹ ở khu vực cửa tủ lạnh hoặc tủ đông. Bởi vì ở khu vực vị này này sẽ thay đổi nhiệt độ liên tục khi mở và đóng cửa tủ. Các mẹ nên đặt sữa được trữ vào những nơi lạnh nhất và hạn chế di chuyển.

Cách trữ sữa mẹ an toàn cho bé, yên tâm cho mẹ

Bỏ túi những mẹo trữ sữa cho con mà các mẹ không nên bỏ qua

Trong trường hợp các mẹ không sử dụng lượng sữa vắt ra trong 4 ngày tiếp theo. Thì các mẹ cần cấp đông sữa ngay để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa mẹ. Trong quá trình trữ sữa các mẹ nên để ra một khoảng không nên đổ sữa đầy bình. Nếu trường hợp cần trữ sữa để đi du lịch thì mẹ nên bảo quản trong thùng cách nhiệt. Lưu ý chỉ bảo quản trong vòng 24h không nên cho bé sử dụng sau thời gian này.

Những câu hỏi về cách trữ sữa mẹ thường gặp

Cho bé sử dụng sữa trữ đông có tốt không?

Việc cho bé sử dụng sữa trữ đông sẽ không tốt như việc bú sữa mẹ trực tiếp. Bởi vì sữa trữ đông sẽ mất đi men lipase một chất giúp tiêu hóa chất béo và chống lại những bệnh lý nhiễm khuẩn. Việc sử dụng sữa trữ đông sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa nếu mẹ không sử dụng đúng cách.

Sữa mẹ được trữ đông có bị đổi màu không?

Sữa mẹ được đem đi trữ đông thì sẽ có màu khác so với sữa tươi mà bé bú mẹ. Thông thường thì sữa được trữ đông sẽ có màu hơi xanh, vàng hoặc nâu. Tuy nhiên, các mẹ có thể yên tâm vì đây không phải vấn đề tiêu cực. Trước khi cho con sử dụng các mẹ có thể lắc nhẹ hoặc trộn chúng lại với nhau.

Bài viết này là những thông tin chi tiết liên quan đến cách trữ sữa mẹ mà Bamboo Life chia sẻ. Hy vọng khi đọc thông tin trong bài viết sẽ giúp mẹ biết cách trữ sữa cho con một cách đúng đắn nhất.

Sản phẩm bạn quan tâm

Nhộng chũn cho bé từ sợi tre Bamboo Life

Nhộng chũn cho bé từ sợi tre Bamboo Life

299.000 

299.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ