3 phương pháp ăn dặm phổ biến và ưu nhược điểm

Khi gần chạm mốc 6 tháng là lúc bé yêu chuẩn bị cùng mẹ bước vào giai đoạn mới vô cùng thú vị trong đời: ăn dặm. Đây là hành trình mẹ và con cùng khám phá thế giới thông qua những thực phẩm mẹ giới thiệu cho bé hàng ngày. Nhiều mẹ thực sự căng thẳng và gặp nhiều trở ngại. Vậy hãy cùng Bamboo Life tìm hiểu về ăn dặm và các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay nhé!

Ăn dặm là gì?

Để có thể lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho trẻ, trước hết, bố mẹ cần hiểu chính xác ăn dặm là gì? 

Ăn dặm nghĩa là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa… Các loại thức ăn này chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện chứ không thay thế được sữa mẹ.Chính vì vậy mẹ vẫn cần cho trẻ bú đầy đủ, tiến hành giảm lượng sữa và tăng lượng thức ăn dần theo độ tuổi của trẻ.

>>> Tham khảo sản phẩm Ghế ăn dặm Bamboo Life cao cấp

Ăn dặm là gì

Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, bé tăng trưởng mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ. Nhất là sau 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Chính vì thế, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn dặm để có thể phát triển tốt và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, 6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn duy nhất như nhiều người vẫn lầm tưởng. Bé chỉ sẵn sàng ăn dặm khi có các dấu hiệu sau:

– Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.

– Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.

– Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa. 

– Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó (từ chối thức ăn không thích).

– Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào miệng bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).

– Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Khi đó, bạn hãy chọn đúng thời điểm bé đã sẵn sàng để bắt đầu cuộc hành trình ăn dặm cùng con yêu.

Trẻ mấy tháng tuổi thì có thể ăn dặm

Cách cho trẻ ăn dặm hợp lý

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.

Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa…

Cho bé ăn dặm các thức ăn từ lỏng đến đặc

Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… Để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.

Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.

Thực đơn hợp lý

Chế biến đồ ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 – 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Giúp trẻ mau lớn và phát triển khỏe mạnh hơn.

Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Vì hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt, rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

Phương pháp ăn dặm phổ biến

Ăn dặm truyền thống

Với phương pháp ăn dặm truyền thống, khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ cho bé ăn các món xay nhuyễn với cháo hoặc bột, kết hợp với rau, củ, thịt, cá. Đến thời điểm mọc răng, bé có thể ăn cháo xay nhuyễn và thức ăn băm nhỏ.

3 phương pháp ăn dặm phổ biến và ưu nhược điểm

Phương pháp này giúp bé dễ tiêu hóa vì thức ăn đã được xay nhuyễn. Bố mẹ không mất nhiều thời gian chuẩn bị, thức ăn dễ chế biến. Thêm vào đó là khẩu phần ăn dễ được điều chỉnh tùy vào khả năng của bé. Mặt khác, phương pháp ăn dặm truyền thống ít rèn luyện cho bé khả năng nuốt thức ăn thô. Và hạn chế khả năng cảm nhận được từng mùi vị ở trẻ. Do đó, khiến mẹ khó phát hiện bé dị ứng với loại thức ăn nào. Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng phương pháp này một cách khéo léo. Gia giảm lượng thức ăn và độ lỏng đặc phù hợp thì sẽ khắc phục được 2 nhược điểm trên.

Ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản. Bố mẹ của trẻ sẽ bắt đầu cho ăn dặm từ lúc trẻ được 5-6 tháng tuổi. Tỷ lệ cháo pha loãng là 1:10. Độ thô của cháo được tăng dần theo độ tuổi của con. Ngoài ra, theo phương pháp ăn dặm này trẻ cũng được ăn các loại thực phẩm khác như thịt, cá, rau xanh,… với độ thô phù hợp. 

>>> Tham khảo sản phẩm Bộ khay ăn dặm sợi tre cho bé Bamboo Life

3 phương pháp ăn dặm phổ biến và ưu nhược điểm

Những loại thức ăn không bị trộn lẫn vào nhau mà được chế biến riêng từng khay đồ ăn của bé. Do đó, phương pháp này giúp trẻ ăn riêng được nhiều loại thức ăn với đủ 3 nhóm thực phẩm là tinh bột – vitamin – chất đạm theo tiêu chuẩn: “vàng – đỏ – xanh”. Cũng như giúp bé cảm nhận và dần phân biệt được từng mùi vị của các loại thức ăn khác nhau. Bên cạnh đó, trẻ được tập ăn nhạt. Ăn từ các loại rau củ đến thịt cá để làm quen với từng loại thực phẩm khác nhau. Điều quan trọng nhất theo phương pháp ăn dặm này là bố mẹ không phải đưa con đi rong, thúc ép trẻ ăn uống.

Hơn nữa, phương pháp này phù hợp với những mẹ ít bận rộn. Bởi mẹ cần có nhiều thời gian và tỉ mỉ trong việc chế biến đồ ăn dặm cho con. Nếu mẹ chọn phương pháp ăn dặm này cần thu xếp thời gian biểu hợp lý.

Ăn dặm tự chỉ huy

Ăn dặm tự chỉ huy bắt nguồn từ các nước châu Âu và châu Mỹ.  Vài năm trở lại đây, phương pháp này được các bậc bố mẹ Việt Nam áp dụng bởi những lợi ích vượt trội so với cách ăn dặm thông thường. Ăn dặm tự chỉ huy có tên tiếng Anh là Baby Led Weaning và được viết tắt: BLW. Đây là phương pháp ăn dặm tự quyền, tức là bé tự quyết định ăn gì, ăn món nào trước hoặc món nào sau mà không cần đến sự trợ giúp của người lớn. 

3 phương pháp ăn dặm phổ biến và ưu nhược điểm

Trẻ cũng có quyền ăn hoặc không ăn một món nào đó theo sở thích cá nhân. Bé có thể bốc bằng tay hoặc sử dụng thìa, muỗng, dĩa để ăn mà hoàn toàn không hề có sự can thiệp của bố mẹ. Ăn dặm tự chỉ huy giúp trẻ phát triển kỹ năng, phát triển giác quan. Tạo tính tự lập, giảm nguy cơ béo phì, giúp trẻ tăng cảm xúc trong ăn uống

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, thời điểm tốt nhất để cho bé bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy là từ 6 tháng trở lên. Khi bé được 6 tháng tuổi thì mẹ hãy giới thiệu các thức ăn thô để cho bé làm quen dần, nhưng hãy nhớ thức ăn chính vẫn là sữa mẹ.

Lời kết

Trên đây là 3 phương pháp ăn dặm phổ biến được nhiều bố mẹ Việt áp dụng hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bố mẹ có con sắp bước vào giai đoạn ăn dặm. Nếu bạn còn gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới. Và Bamboo Life sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn!

Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ