Đai tập đi và những điều mẹ cần biết khi bé tập đi

Bé đến giai đoạn tập đi luôn khiến các mẹ mất ăn mất ngủ, một mặt vừa lo lắng cho sự phát triển của con, một mặt lại hay so sánh con mình với con người khác khiến bản thân luôn tự bất an. Bài viết dưới đây Bamboo Life xin được chia sẻ về dụng cụ đai tập đi và những điều mẹ cần biết khi bé tập đi để chúng ta có cái nhìn khách quan, khoa học hơn từ đó dừng việc so sánh con trẻ với nhau. 

Khi nào con yêu bắt đầu biết đi?

Một năm đầu tiên của một đứa trẻ đầy những cột mốc, nhưng điều được mong đợi nhất có lẽ chính là bé yêu bắt đầu tập đi. Rõ ràng, tự mình đi lại cho phép bé yêu tương tác và khám phá thế giới theo một cách hoàn toàn mới.

3 tháng tuổi

Khi đặt trẻ nằm sấp, trẻ đã chống được hai tay và giữ được đầu, vai thẳng. Tuy nhiên, cơ lưng còn yếu, nếu đặt trẻ ngồi, lưng trẻ còn cong. Trẻ bắt đầu phát triển thị giác tốt hơn, biết nhìn theo một vật di động theo mọi hướng.

6 tháng tuổi

Lúc này, trẻ có thể tự ngóc đầu và giữ thẳng ở mọi phía. Cột sống trẻ đã khá vững, vì vậy trẻ có thể ngồi tựa. Trẻ có thể đứng được trong chốc lát nếu được ba mẹ sốc nách. Khi đặt trẻ nằm sấp, trẻ biết xoay tròn và trườn lật.

9 tháng tuổi

Bé yêu được 9 tháng tuổi đã tự ngồi vững, không cần tựa nữa. Bé biết trườn, bò giỏi và nhanh. Lúc này, bé có thể tự vịn vào bàn ghế, tự đứng dậy và lần đi. Bởi vì bé luôn tò mò với thế giới xung quanh, nên ba mẹ hãy chú ý các thiết bị, đồ dùng trong nhà. Hãy để bé yêu tập đi trong một môi trường an toàn nhé.

12 tháng tuổi

Hầu hết các bé sẽ cất những bước đi đầu tiên khi khoảng độ 1 tuổi. Vào độ tuổi này, trẻ bắt đầu tập đi lần theo ghế hay cạnh bàn, hoặc nếu được ba mẹ dắt một tay. Cột sống của trẻ vào giai đoạn này bắt đầu có chiều cong ở vùng thắt lưng.

Ba mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu như con mình đi chậm hơn những đứa bé khác. Mỗi trẻ đều có những cột mốc thời gian riêng của mình. Quan trọng là kỹ năng của bé phát triển như thế nào thôi. Nếu con học lật, học bò chậm hơn những bé khác thì con sẽ cần thêm vài tuần hay vài tháng để tập đi. Miễn là mẹ giúp bé liên tục học được những điều mới.

15 tháng tuổi

Vào thời điểm này, trẻ đã đi vững. Tuy nhiên, khi trẻ chạy còn vấp ngã nhiều. Trẻ bắt đầu bò lên được cầu thang, trèo được lên ghế.

18 tháng tuổi

Bé yêu của các mẹ lúc này đã đi nhanh, chạy vững. Nếu được dắt một tay, trẻ có thể đi lên được cầu thang.

21 tháng tuổi

Trẻ tự lên cầu thang một mình, lần theo tay vịn cầu thang. Nếu được vịn một tay, trẻ đã có thẻ xuống được cầu thang. Lúc này, ba mẹ hãy đảm bảo bé có một chiếc cầu thang an toàn để khám phá nhé.

24 tháng tuổi

Lúc này, trẻ đã tự lên và xuống cầu thang một mình. Ba mẹ sẽ rất thích thú khi thấy bé nhảy được trên một chân và có thể tham gia đá bóng được.

3 tuổi

Lúc bấy giờ, việc đi lại với bé là điều rất bình thường rồi. Trẻ thích đi chơi một mình và khám phá thế giới. Một số hành động đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực cao của bé như giữ thăng bằng hay đứng trên một chân. Tay chân của trẻ bớt vụng về hơn và các động tác trở nên khéo léo hơn.

Tại sao trẻ có những thời điểm tập đi khác nhau?

Rõ ràng, mỗi trẻ sẽ có những cột mốc của riêng mình. Ba mẹ không nên có những sự so sánh cho con mình. Có một số lý giải về việc tại sao mỗi trẻ lại có những thời điểm tập đi khác nhau.

Tính cách

Một số trẻ có những tính cách “Tôi có thể làm bất cứ điều gì”. Trẻ muốn đứng dậy và khám phá thế giới mà không lo lắng hay sợ hãi việc té ngã.

Song bên cạnh đó, một số trẻ lại thận trọng hơn. Chúng chỉ bắt đầu tập đi cho đến khi chắc chắn rằng mình có thể làm điều đó khá tốt.

Kích thước

Trẻ lớn hơn thường đi muộn hơn. Bởi vì chúng cần nhiều sức mạnh hơn để đứng thẳng hơn so với trẻ nhỏ hơn.

Nhiễm trùng tai tái phát

Nếu trẻ từ 16 tháng tuổi trở lên và không biết đi, có thể tiềm ẩn một tình trạng bệnh lý. Nhiễm trùng tai có thể làm mất thăng bằng của trẻ và khiến bé chậm đi lại.

Thứ tự sinh

Một em bé có anh chị lớn hơn có thể được thúc đẩy đi bộ sớm hơn. Vì trẻ muốn theo kịp và bắt chước những gì đứa trẻ lớn đang làm.

Nên dùng dụng cụ gì hỗ trợ con tập đi? 

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo không nên sử dụng xe tập đi dạng tròn cho bé. Nghiên cứu cho thấy, xe tập đi dạng tròn này có thể làm chậm sự phát triển vận động và gây các vấn đề về cột sống. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những tổn thương lâu dài ở vùng chậu. Lâu ngày, nó sẽ dẫn đến biến dạng xương, gây ra một số dị tật ở chân như chân vòng kiềng, chân chữ X.

Ngoài ra, sử dụng loại xe này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, tai nạn. Bởi vì trẻ có thể không kiểm soát được tốc độ đi của xe. Hơn nữa, phụ huynh thường nghĩ con sẽ an toàn khi được cho vào xe tập đi tròn này. Vì vậy, họ dễ lơ là việc đảm bảo an toàn cho con. Khi đứng trong xe tập đi, tầm với của con có thể tăng lên. Do đó, con sẽ có thể tiếp cận với những vật nguy hiểm vốn nằm ngoài tầm với.

Đa số các bác sĩ nhi khoa đều khuyến khích ba mẹ nên đặt trẻ trên sàn để trẻ tự do khám phá và phát triển. Trẻ sẽ tự học cách lật, ngồi, bò và đứng dậy, tập đi. Điều này sẽ giúp các cơ bắp của trẻ được tăng cường sức mạnh, tạo tiền đề cho những bước chân vững chãi.

Đai tập đi là dụng cụ an toàn hơn cả so với xe tập đi, sản phẩm vừa giúp bé đứng thẳng, tập di chuyển tự tin trong khi vẫn có sự kèm cặp giám sát kỹ lưỡng của ba mẹ. Ngoài việc sử dụng đai tập đi, thời điểm cho bé sử dụng đai tập đi cũng rất quan trọng. Các mốc thời điểm cho bé tập đi chỉ mang tính chất tham khảo, các mẹ nên xem xét tính cách của con, thể trạng của bé xem bé đã muốn bước đi hay chưa. 

Đai tập đi cho bé cao cấp tốt nhất hiện nay?

Nhắc đến đai tập đi cao cấp cho bé tốt nhất hiện nay không thể không nhắc đến dòng sản phẩm đai tập đi được cung cấp bởi thương hiệu Bamboo Life. Sản phẩm có lớp lót bên trong được làm bằng lưới thoáng khí, thoải mái cho làn da bé và thân thiện với môi trường. Dây của đai tập đi được làm từ chất liệu đai an toàn của ô tô, vừa linh hoạt và dễ dàng điều chỉnh kích thước lại bền đẹp và bảo đảm an toàn cho trẻ. Không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn chất liệu tốt và an toàn, sản phẩm còn được tính toán kĩ lưỡng và thiết kế thông minh để tránh trầy xước cho vùng da dưới nách và bẹn của bé với lớp đệm mút dày dặn. 

Ngoài các ưu điểm trên, sản phẩm còn được thiết kế thoáng khí, thoáng nhiệt, siêu nhẹ và nhanh khô rất dễ dàng cho các mẹ vệ sinh và cất gọn sau khi bé đã sử dụng. Tất cả các vòng đai của đai tập đi đều sử dụng nguyên liệu POM nhập khẩu đảm bảo khả năng chịu lực cho tất cả các khóa và đai an toàn. Đặc biệt, đai tập đi của Bamboo Life còn được tích hợp nhiều tiện ích để vừa dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với từng kích thước cơ thể của các bé kết hợp cùng yếm lau dớt dãi cho con và vừa tiện lợi cho mẹ sử dụng khi bên con trong mỗi bước đi. 

Nên mua đai tập đi cho bé ở đâu tốt và uy tín?

Nếu ba mẹ muốn mua đai tập đi cho con thì không thể bỏ qua thương hiệu Bamboo Life. Bamboo Life là thương hiệu đồ dùng cao cấp cho bé. Đánh dấu sự thành công với dòng sản phẩm bát ăn dặm, cốc uống nước, thìa, khay sợi tre, nhộng chũn sợi tre,  chúng tôi tiếp tục cho ra mắt sản phẩm đai tập đi cho bé với mong muốn quá trình tập đi của các con sẽ an toàn hơn cũng như ba mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc trông nom và chăm sóc các bé yêu. 

Thông qua bài viết trên, Bamboo Life hy vọng đã giúp các mẹ an tâm phần nào khi con đến giai đoạn tập đi. Việc biết đi của bé phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ tính cách cho đến dinh dưỡng và cách các mẹ hỗ trợ con tập đi một cách thông minh bằng những dụng cụ hỗ trợ an toàn. Cảm ơn các ba mẹ đã quan tâm, theo dõi và đón đọc các bài viết trên website của chúng tôi.

Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ