Trẻ biếng ăn: 5 mẹo bổ ích cho mẹ bỉm sữa

Góc chia sẻ admin 03 - 08 - 2023

Trẻ biếng ăn là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phải làm sao khi trẻ biếng ăn. Trong bài viết này, Bamboo Life sẽ mách bạn 5 mẹo bổ ích giúp trẻ hết biếng ăn. 

Nhận biết dấu hiệu của trẻ biếng ăn

Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít, không chịu ăn một số loại thực phẩm hay từ chối tất cả thức ăn dẫn đến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết. 

Tình trạng biếng ăn thường gặp ở những trẻ từ 1-6 tuổi với các biểu hiện dễ nhận thấy sau đây.

  • Trẻ ngậm thức ăn lâu, không chịu nhai nuốt
  • Trẻ chạy trốn, quấy khóc khi mẹ cho ăn
  • Trẻ ngậm chặt miệng, phun thức ăn, lắc đầu không cho mẹ đút
  • Trẻ mải chơi không tập trung vào ăn uống, chỉ ăn khi có người dỗ dành, năn nỉ, dọa nạt,…
  • Lượng thức ăn mỗi ngày ít hơn nhu cầu của trẻ theo tuổi
  • Trẻ ngày càng gầy yếu, chậm tăng cân, hay ốm vặt,…
Dấu hiệu nhận biết

Trẻ biếng ăn là do đâu?

Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng của trẻ sau 1 tuổi sẽ giảm dần, dẫn đến lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé cũng giảm theo. Lúc này trẻ vẫn hoàn toàn bình thường. Thế nhưng biếng ăn cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác. Có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Dưới đây là những 3 kiểu biếng ăn thường gặp ở trẻ mà mẹ cần nắm rõ.

Biếng ăn sinh lý: Tình trạng này xảy ra khi trẻ đang trong giai đoạn thay đổi thể chất như tập bò, tập đi, tập nói, mọc răng,… Biếng ăn sinh lý thường diễn ra trong 7-14 ngày.

Biếng ăn tâm lý: Loại biếng ăn hình thành do tác động tiêu cực trong cách chăm sóc như la mắng, dọa nạt, ép ăn khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng kéo dài. Ngoài ra còn do trẻ xa mẹ hoặc bị thay đổi môi trường sống dẫn đến sự lạ lẫm, lo lắng. Tình trạng biếng ăn này kết thúc khi tâm lý của trẻ ổn định lại. 

Nguyên nhân tâm lý

Biếng ăn bệnh lý: Loại biếng ăn này là triệu chứng khi bé mắc các bệnh lý như đau họng, viêm amidan, rối loạn tiêu hóa,… Hoặc do trẻ thiếu máu, thiếu sắt. Biếng ăn bệnh lý cải thiện chỉ khi các vấn đề sức khỏe được giải quyết.

Các nguyên nhân có thể xảy ra cùng lúc với các mức độ khác nhau ở mỗi trẻ cụ thể. Vì thế, khi thấy bé biếng ăn, mẹ cần phải bình tĩnh xử lý, tránh để tình trạng trở nên tồi tệ hơn. 

Mẹo xử lý khi trẻ biếng ăn

Lựa chọn sữa phù hợp cho con

Đối với trẻ bị biếng ăn, mẹ nên ưu tiên lựa chọn loại sữa phù hợp với tình trạng của con. Việc làm này không chỉ đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất mà còn giúp trẻ tiêu hóa khỏe, ăn ngon hơn:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp con không bị chậm tăng cân, gầy yếu, suy dinh dưỡng.
  • Bổ sung thêm các vitamin nhóm B, các dưỡng chất (Kẽm, tiền lợi khuẩn,…). Giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích trẻ thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

Khi lựa chọn sữa cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân, mẹ cần chú ý:

  • Sữa cần có các thành phần tăng cường tiêu hóa cho trẻ như vitamin nhóm B, Kẽm, Sắt, chất xơ, tiền lợi khuẩn Bifidus (các loại đường Oligosaccharide, GOS), lợi khuẩn BB536,…
  • Sữa phù hợp với độ tuổi để đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của con.
  • Sữa của thương hiệu uy tín và được mua ở địa chỉ phân phối chính hãng để đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả khi sử dụng cho trẻ.

Trẻ biếng ăn: 5 mẹo bổ ích cho mẹ bỉm sữa

Bổ sung vitamin, khoáng chất

Cơ thể thiếu hụt các vitamin, khoáng chất cần thiết, điển hình như vitamin nhóm B, Kẽm, Lysine, Canxi cũng khiến trẻ lười ăn, chán ăn. Chính vì vậy, mẹ nên cho con đi khám dinh dưỡng để xác định rõ bé đang thiếu hụt dưỡng chất nào. Và bổ sung kịp thời, đúng cách, đúng hàm lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Thực đơn cho trẻ biếng ăn khoa học và hấp dẫn

Một trong những biện pháp quan trọng giúp bé cải thiện biếng ăn là hãy đảm bảo thực đơn hằng ngày của bé khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Khi xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính: Khẩu phần ăn của bé cần có đủ các thực phẩm chứa tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Tỷ lệ 4 nhóm thực phẩm cân bằng: Mẹ cần cân đối tỷ lệ các nhóm dinh dưỡng hợp lý. Ví dụ như thực phẩm bổ sung protein, chất béo nên có cả nguồn gốc động vật và thực vật.

Trẻ biếng ăn: 5 mẹo bổ ích cho mẹ bỉm sữa

  • Đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng: Mẹ nên tính toán, ước chừng lượng calo từ các món ăn để đảm bảo đáp ứng đủ năng lượng cơ thể bé cần mỗi ngày. Theo khuyến nghị, nhu cầu năng lượng của bé như sau 1200Kcal/ngày (đối với trẻ 1-3 tuổi), 1500Kcal/ngày (đối với trẻ 4-6 tuổi), 1850Kcal/ngày (đối với trẻ 7-9 tuổi).
  • Chế biến đa dạng, trang trí đẹp mắt: Mẹ nên thường xuyên thay đổi cách chế biến, tránh lặp lại một món nhiều bữa. Trang trí món ăn theo các hình thù dễ thương. Để kích thích sự tò mò, giúp bé thoải mái, hứng thú khi ăn và ăn nhiều hơn. 
  • Lựa chọn nguyên liệu phù hợp: Mẹ nên ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế thực phẩm khó tiêu, ít năng lượng.

Rèn thói quen ăn uống cho trẻ

Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học cũng là một mẹo hay giúp bé khắc phục tình trạng biếng ăn. Dưới đây là một số việc làm mẹ cần lưu ý phát huy và sửa đổi:

  • Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa trong ngày để trẻ dễ hấp thu hơn. Các cữ ăn nên cách nhau từ 3 đến 4 giờ và chỉ cho uống nước trong khoảng thời gian đó.
  • Mẹ nên khuyến khích bé ngồi vào bàn ăn cho đến khi “mẹ” và “ba” no bụng, một đứa trẻ học cách ngồi kiên nhẫn có thể ăn tốt hơn. Ba mẹ tham khảo Ghế ăn dặm Bamboo Life cho bé.
  • Mẹ nên rèn cho bé thói quen ăn uống đúng giờ, một bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, ngay cả khi con chưa ăn đủ.
Trẻ biếng ăn: 5 mẹo bổ ích cho mẹ bỉm sữa
  • Mẹ nên khen ngợi khi trẻ tự ăn và không nên lấy một lượng thức ăn cố định làm mốc để ép bé ăn đủ hoặc ngăn bé ăn quá nhiều.
  • Mẹ không nên ép con ăn, không hù dọa mà thay vào đó nên động viên và tạo cho bé cảm giác thoải mái, vui vẻ khi ăn.
  • Mẹ không nên cho trẻ xem tivi, điện thoại hay cho bé nghịch đồ chơi khi ăn, bởi vì các việc làm này khiến bé mất tập trung ăn uống.
  • Mẹ không nên mua chuộc trẻ bằng cách nói rằng mẹ có thể cho chúng thứ gì đó nếu chúng ăn xong, thay vào đó nên khen ngợi, cổ vũ con.
  • Mẹ không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính, điều này sẽ giảm cảm giác đói và thèm ăn của bé.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ

Bên cạnh thiết kế khẩu phần ăn của bé theo tháp dinh dưỡng, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng rất quan trọng. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác trẻ chán ăn do nguyên nhân hay mắc bệnh lý gì và nhu cầu của bé ra sao. Từ đó bạn có thể điều chỉnh bữa ăn cho bé phù hợp và khoa học hơn. 

Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ