Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân đều đặn

Khi con bạn được 9 tháng tuổi đã có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Điều này giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn món ăn để lên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng. Với gợi ý dưới đây từ Bamboo Life, bé sẽ có thực đơn ăn dặm đa dạng và đầy đủ dưỡng chất.

Những loại thực phẩm nào tốt nhất cho bé 9 tháng?

Trẻ trong giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tuổi phát triển rất nhanh chóng. Nếu như 6 tháng bé mới chỉ làm quen ăn dặm thì 9 tháng bé đã ăn được rất nhiều món ăn. Khi được 9 tháng tuổi, trẻ đang phát triển tính khí và sở thích của riêng mình. Do đó, bé có thể phản ứng và nhanh chóng đưa ra quyết định của mình về món ăn nào đó. 

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng như thế nào?

Đa số trẻ 9 tháng không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Lúc này một số bé thậm chí đã cai sữa. Nhiều bà mẹ cũng cho bé ăn món ăn đặc và bổ sung nhiều thực phẩm mới vào bữa ăn của con.

Trẻ 9 tháng cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, do đó mẹ nên bổ sung đa dạng thức ăn cho bé

Trẻ 9 tháng cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, do đó mẹ nên bổ sung đa dạng thức ăn cho bé

Từ 9 đến 12 tháng tuổi, bé cần khoảng 750–900 calo mỗi ngày. Từ 400 đến 500 calo trong số đó nên đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Lượng calo còn lại sẽ đến từ thực phẩm. thời điểm này mẹ vẫn chưa thể cho con dùng sữa bò vì hệ thống tiêu hóa của con chưa hoàn thiện để tiêu hóa sữa bò đúng cách.

Một số thực phẩm tốt nhất cho trẻ 9 tháng tuổi:

Với trẻ 9 tháng, mẹ hãy bổ sung những nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Trái cây

Đây là nguồn cung cấp bữa ăn nhẹ ngọt ngào cho bé mà không cần thêm đường. Mẹ nên cho bé ăn các loại trái cây như táo, lê, xoài, đu đủ, chuối và đào.

  • Bột yến mạch

Yến mạch chứa nhiều chất xơ và khoáng chất, giúp ích rất nhiều cho quá trình tiêu hóa của bé.

  • Rau xanh:

Bé 9 tháng tuổi có thể ăn rau được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Từ cà rốt xay nhuyễn hoặc rau lá xanh tươi. Mẹ hãy cho bé ăn các loại rau khác nhau để xem bé thích loại nào nhất nhé.

Rau xanh và trái cây là nguồn thức ăn quan trọng của bé

Rau xanh và trái cây là nguồn thức ăn quan trọng của bé

  • Đậu phụ:

Đậu phụ chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, sắt và kẽm. Rất nhiều em bé thích món ăn này vì nó mềm và có hương vị dịu nhẹ.

  • Lòng đỏ trứng:

Lòng trắng trứng có khả năng gây dị ứng, vì vậy hầu hết các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên các bà mẹ nên đợi cho đến khi con được một tuổi mới cho ăn. Tuy nhiên, khi được 9 tháng tuổi, bé có thể thử ăn lòng đỏ trứng. Mẹ cần đảm bảo nấu chín kỹ trước khi cho bé ăn.

  • Thịt nạc

Mặc dù trẻ vẫn nhận được chất đạm và chất sắt từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, nhưng mẹ có thể bắt đầu bổ sung các nguồn chất đạm khác vào chế độ ăn của trẻ. Nếu gia đình bạn ăn thịt, thịt nạc đỏ, ức gà và cá là những lựa chọn tuyệt vời. Nhớ nấu chín kỹ bất kỳ loại thịt nào và cắt thành từng miếng nhỏ để bé dễ ăn.

  • Phô mai và sữa chua:

Bé chưa nên uống sữa bò, nhưng bé có thể bắt đầu ăn pho mát và sữa chua. Đây là những thực phẩm tuyệt vời cho trẻ 9 tháng tuổi, vì chúng chứa nhiều canxi và hầu hết các bé đều yêu thích. Mẹ nên cho bé ăn các loại phô mai mềm, đã tiệt trùng như phô mai tươi và sữa chua tự nhiên không có hương liệu nhân tạo.

  • Đậu lăng

Đậu lăng cung cấp nhiều protein, sắt và khoáng chất. Mẹ có thể xay nhuyễn hoặc trộn với cơm để tạo thành bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho bé.

Thực đơn cho bé 9 tháng tuổi chuẩn khoa học cho bé tăng cân, khỏe mạnh

Khi cho trẻ 9 tháng tuổi ăn thức ăn (đặc biệt là thức ăn cầm tay), kích thước của thức ăn rất quan trọng. Các miếng thực phẩm phải đủ lớn để bé nhặt nhưng cũng đủ nhỏ để bé không bị nghẹn. Cố gắng tạo thành các hình khối có kích thước khoảng một phần ba inch. Nghĩa là kích thước món ăn chỉ lớn hơn một chút so với hạt đậu tiêu chuẩn.

Gợi ý mẫu thực đơn cho bé 9 tháng ăn dặm

Gợi ý mẫu thực đơn cho bé 9 tháng ăn dặm

Dưới đây là một số ý tưởng về thực đơn lành mạnh, cân bằng cho bé 9 tháng tuổi:

Bữa ăn sáng:

Bữa ăn sáng của bé 9 tháng, mẹ có thể chọn các món ăn sau đây:

  • Sandwich phô mai
  • Cháo yến mạch nấu với sữa chua hoặc hoa quả tươi
  • Lòng đỏ trứng ốp la với bánh mì

Ăn trưa

Sau đây là một số món ăn mẹ có thể liệt kê và bữa trưa cho bé:

  • Cháo nấu cùng thịt và rau
  • Nước súp kem gà
  • Pasta với thịt hoặc gà
  • Cháo hạt đậu và gạo

Bữa tối

  • Đậu phụ và rau củ
  • Khoai tây nghiền và phô mai
  • Macaroni và phô mai

Đồ ăn nhẹ

Xen kẽ các bữa ăn chính là những bữa ăn nhẹ bổ sung thêm năng lượng cho bé. Dưới đây là một số menu món ăn phụ mà mẹ có thể tham khảo:

  • Bánh tráng sữa chua
  • Bơ đậu phộng và trái cây
  • Bánh ăn dặm

Hãy nhớ rằng, giai đoạn này mẹ vẫn cần cho bé ăn sữa công thức hoặc sữa mẹ. Nếu mẹ đang cố gắng tập cho bé làm quen với lịch trình ăn uống không còn bú mẹ, mẹ hãy trữ sữa mẹ và cho bé bú khi bé thức dậy, ngay trước khi đi ngủ hoặc giữa các bữa ăn.

Gợi ý những món ăn nhanh phù hợp cho trẻ 9 tháng

Bé 9 tháng đã có thể ăn uống được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do đó, mẹ hãy thay đổi thực đơn cho bé bằng những món ăn nhanh sau đây:

  • Bánh mì kẹp: Bánh mì kẹp có thể dễ dàng chế biến theo khẩu vị của bé. Mẹ có thể cho bé thử tất cả các loại nguyên liệu như phô mai, thịt gà, bơ, rau, bơ đậu phộng và trái cây.
  • Mì ống: 9 tháng trẻ có thể ăn mì ống. Vì vậy mẹ có thể thử chế biến một trong những món mì ống yêu thích của mình cho bé thưởng thức.
  • Sinh tố trái cây: Mẹ hãy trộn một ít sữa chua với các loại trái cây và rau yêu thích của bé. Cách làm đơn giản này giúp trẻ có một bữa ăn nhẹ nhanh chóng, dễ dàng và ngon miệng! Nhưng hãy nhớ chọn sữa chua ít đường và không chứa chất làm ngọt nhân tạo.
Mẹ hãy để bé khám phá và tự mình trải nghiệm bữa ăn

Mẹ hãy để bé khám phá và tự mình trải nghiệm bữa ăn

Một số lời khuyên khi cho bé 9 tháng ăn dặm

Để bé hợp tác và hấp thu tốt nhất dinh dưỡng từ thức ăn, ngoài việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng, mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ vẫn chưa thể ăn độc lập 1 mình vì chức năng nhai, nuốt chưa thành thạo. Do đó, mẹ cần để mắt đến bé trong suốt bữa ăn. Các thực phẩm hoặc xay nhuyễn hoặc cắt miếng nhỏ để bé không bị nghẹn.
  • Về cơ bản giai đoạn này hệ tiêu hóa của con vẫn rất nhạy cảm. Do đó, trẻ có thể bị dị ứng với món ăn hoặc rối loạn tiêu hóa. Do đó, mẹ cần đảm bảo nguồn thực phẩm sạch. Việc chế biến cũng cần tuân thủ yêu cầu về ăn chín, uống sôi.
  • Cố gắng tránh thực phẩm chiên rán, đồ uống có đường và thực phẩm chế biến sẵn. Do đó, mẹ không nên cho bé ăn những đồ chiên nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, đồ ăn vặt mặn và đồ ngọt.
  • Mẹ nên chú ý lựa chọn đồ dùng ăn dặm làm từ chất liệu an toàn cho bé. Tốt nhất mẹ nên chọn các sản phẩm làm từ sợi tre Bamboo Life như khăn, yếm ăn, khay ăn dặm, bát, đĩa, thìa, cốc … Thành phần từ sợi tre tự nhiên, kháng khuẩn và nhiều hình thù ngộ nghĩnh sẽ giúp bé có bữa ăn dặm an toàn và thích thú.
  • Mẹ cho bé ngồi ăn một chỗ trên ghế ăn dặm để việc ăn uống tập trung và hiệu quả. Nên giới hạn thời gian ăn uống của bé trong khoảng 20 phút. Trong khi bé ăn không cho bé xem tivi, điện thoại hoặc đi ăn rong.

Trên đây là những gợi ý của Bamboo Life về thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng. Ngoài mối quan tâm về thực đơn, mẹ hãy chú ý trong lựa chọn đồ dùng ăn dặm cho bé. Nếu mẹ chưa hiểu về chất liệu sợi tre và các sản phẩm từ sợi tre hãy truy cập ngay website https://bamboolife.vn/.

Sản phẩm bạn quan tâm

khay ăn dặm cho bé

Khay ăn dặm cho bé sợi tre Bamboo Life BL40

169.000 

Cốc tập uống nước sợi tre Bamboo Life

65.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ