Quy trình ăn dặm cho bé khoa học nhất

Quy trình ăn dặm cho bé như thế nào là khoa học? Cần tránh những lỗi sai nào khi cho bé ăn dặm? Đó là các câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều bà mẹ. Hiểu được điều này, Bamboo Life sẽ chia sẻ đến mẹ những thông tin trong bài viết dưới đây.

Quy trình ăn dặm cho bé khoa học: Đúng thời điểm

 Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, cha mẹ hãy cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi.  Sau 6 tháng, bé tăng trưởng mạnh mẽ và nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Sữa mẹ không đủ đáp ứng dinh dưỡng nên trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng thông qua việc ăn dặm.

6 tháng là thời điểm phù hợp nhất để mẹ bổ sung cho bé các loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ

6 tháng là thời điểm phù hợp nhất để mẹ bổ sung cho bé các loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ

Các bậc cha mẹ cần ghi nhớ, không cho bé ăn dặm quá sớm vì điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đến sức khỏe của trẻ. Chẳng hạn như ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, mất cân bằng dinh dưỡng, nguy cơ béo phì … Mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá muộn, sau 6 tháng, vì bé sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng, từ đó dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Quy trình ăn dặm cho bé: Nắm vững nguyên tắc ăn dặm

Cho bé ăn dặm đúng quy trình mẹ cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Ít – Nhiều

Đây là một trong những điều mẹ cần ghi nhớ khi lên quy trình ăn dặm cho con. Do đó, mẹ cần hiểu rằng, ăn dặm là một giai đoạn quan trọng của bé. Vốn bé đang quen với nguồn thức ăn duy nhất từ sữa mẹ, cho nên khi bổ sung thêm các món ăn khác mẹ cần dành thời gian cho bé thích nghi. Và để bé thích nghi nhanh chóng, mẹ cần cho bé ăn từ ít đến nhiều. Khi trẻ ăn những bữa đầu tiên, lượng bột trong mỗi bữa chỉ khoảng 5 – 10ml. Khi trẻ quen thì mẹ bắt đầu tăng dần số lượng.

Số bữa ăn của bé cũng tăng dần theo quy trình từ ít đến nhiều. Giai đoạn đầu mẹ cho bé ăn 1 bữa ăn dặm còn lại sữa vẫn là bữa ăn chính của bé. Sau đó, khi trẻ đã quen mẹ bắt đầu cho con ăn dặm 2 – 3 bữa 1 ngày và kèm thêm các bữa phụ.

Lỏng – Đặc

Vì trước 6 tháng trẻ bú sữa hoàn toàn cho nên dạ dày quen với việc tiêu hóa thức ăn lỏng. Khi ăn dặm thức ăn sẽ đặc và thô hơn. Để dạ dày thích nghi mẹ cần cho trẻ làm quen dần với cấu trúc đồ ăn. Do đó, khi bắt đầu ăn dặm mẹ hãy cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày. Khi bé đã quen thì tăng dần độ đặc từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát. Nên ưu tiên những loại thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt.

Ngọt – Mặn

Trẻ mới bắt đầu ăn dặm mẹ nên chọn loại bột ngọt có vị hao giống sữa mẹ. Như vậy trẻ sẽ dễ làm quen hơn với đồ ăn. Sau khi bé đã quen thì mẹ chuyển sang các món mặn gia tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ bé dưới 12 tháng không dùng các loại gia vị như muối và đường. Do đó, mẹ nên ưu tiên hương vị nguyên bản của thực phẩm.

Mẹ nên cho bé làm quen với những loại thức ăn có vị ngọt tự nhiên, tránh thêm đường, muối

Mẹ nên cho bé làm quen với những loại thức ăn có vị ngọt tự nhiên, tránh thêm đường, muối

Quy trình ăn dặm cho bé khoa học: Xây dựng thực đơn phù hợp độ tuổi

 Quãng thời gian ăn dặm của bé kéo dài từ khi bé được 6 tháng đến 2 tuổi. Do đó, khi chế biến món ăn mẹ cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với đặc điểm phát triển của con. Khi xây dựng thực đơn ăn dặm, ngoài việc quan tâm đến dinh dưỡng mẹ cần đặc biệt lưu tâm vấn đề này. Sau đây là gợi ý của Bamboo Life về thực đơn ăn dặm theo quy trình:

Thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn từ 6 – 8 tháng

Ở giai đoạn này, trẻ mới đang làm quen với việc ăn dặm.Mẹ nên ưu tiên các loại thức ăn mềm và dễ tiêu. Số lượng bữa ăn trong thời điểm này là 1 bữa dặm 1 ngày.

Thực đơn cho bé từ 9 – 11 tháng

Lúc này bé đã làm quen hoàn toàn với việc ăn dặm. Do đó, số lượng bữa ăn và các nhóm thức ăn đã rất đa dạng. Trong thời điểm này, mẹ hãy ưu tiên 2, 3 bữa bột đặc hoặc cháo 1 ngày. Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm ngoài rau củ, chẳng hạn như cá, thịt, trứng, …

Thực đơn ăn dặm cho bé cần đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo mềm. dễ nhai nuốt

Thực đơn ăn dặm cho bé cần đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo mềm. dễ nhai nuốt

Thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn 12 – 23 tháng

Giai đoạn này bé đã có nhiều răng, khả năng nhai, nuốt cũng tốt hơn rất nhiều. Lúc này mẹ hãy cho bé ăn cháo vỡ với số lượng từ 3, 4 bữa 1 ngày tùy nhu cầu của từng bé. Các nhóm thực phẩm cũng rất phong phú. Ngoài các bữa cháo mẹ hãy cho con ăn các bữa phụ như trái cây, bánh ăn dặm, các chế phẩm từ sữa.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ giai đoạn từ 24 – 36 tháng

Đây là thời điểm mà bé đã có đủ răng vừa hoàn chỉnh khả năng ăn uống của mình. Vì vậy, bé đã có thể ăn cơm với các loại thức ăn như người lớn. Tuy nhiên mẹ không nên cho con ăn những thức ăn quá cứng và dai, thức ăn có khả năng gây nghẹn, hóc. Giai đoạn này trẻ đã cai sữa cho nên mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho con và tăng thêm các bữa ăn chính, phụ mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin liên quan đến quy trình ăn dặm cho bé. Hy vọng với chia sẻ từ Bamboo Life các mẹ sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi con ăn dặm. Mẹ đừng quên sử dụng đồ dùng ăn dặm sợi tre để đảm bảo an toàn cho các món ăn và cho sức khỏe của bé. Sản phẩm từ sợi tre 5 năm tuổi, không hóa chất, kháng vi khuẩn sẽ giúp mang đến sự an toàn tối ưu cho sức khỏe.

Sản phẩm bạn quan tâm

Khay ăn dặm cho bé Bamboo Life

Khay ăn dặm cho bé Bamboo Life từ sợi tre thiên nhiên

169.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ