Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao nhiêu là phù hợp?

Góc chia sẻ admin 27 - 06 - 2023

Nhiều tranh cãi giữa cha mẹ và ông bà về nhiệt độ phòng phù hợp cho em bé 1 tháng tuổi. Điều này xuất phát từ việc các bậc phụ huynh chưa hiểu rõ về tình trạng bé quá nóng hay quá lạnh và hiểu sai về nhiệt độ phù hợp với bé. Trong bài viết này, Bamboo Life sẽ giải đáp thắc mắc Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao nhiêu là phù hợp. Và chia sẻ những kiến thức hữu ích cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ trong phòng điều hòa. Mời cha mẹ cùng tham khảo!

Cách nhận biết trẻ bị quá nóng, quá lạnh

Nhiều cha mẹ thường dựa vào cảm nhận chủ quan của bản thân để đánh giá bé đang bị nóng, quá lạnh hay không. Điều này là không nên vì cơ chế thải nhiệt của trẻ con không giống như người lớn.

Để nhận biết bé bị quá nóng, cha mẹ chú ý đến các dấu hiệu sau:

  • Nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên. Cao hơn nhiệt độ bình thường là 36.5-37.5℃
  • Bé nóng và đổ nhiều mồ hôi. Đặc biệt là phần đầu, gáy, lưng, bụng
  • Má bé ửng đỏ, sờ vào hơi ấm
  • Trẻ thở nhanh, thở gấp hơn bình thường
  • Trẻ khó ngủ, quấy khóc, vật vã
Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao nhiêu là phù hợp?

Dưới đây là dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị quá lạnh:

  • Nhiệt độ cơ thể thấp hơn 36.5℃
  • Vùng sau gáy của bé lạnh hơn bình thường
  • Sờ bụng và ngực của trẻ thấy lạnh
  • Trẻ thở chậm hơn bình thường
  • Da mặt, da môi tái nhợt
  • Bé hắt xì liên tục
  • Trẻ quấy khóc, khó chịu, thậm chí là run rẩy

Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phù hợp

Mỗi trẻ sơ sinh lại có cơ địa khác nhau. Nên sẽ không có nhiệt độ cụ thể cho từng trẻ. Mà chỉ có một khoảng nhiệt độ thích hợp khiến trẻ dễ chịu. Cha mẹ có thể thử một vài nhiệt độ phòng trong khoảng 26-28 độ. Rồi kiểm tra cơ thể con có bị quá nóng hay quá lạnh không. Thấy con dễ chịu ở nhiệt độ nào thì cha mẹ có thể áp dụng.

Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao nhiêu là phù hợp?

Đặc biệt, cha mẹ chú ý không nên để nhiệt độ lạnh dưới 26 độ C. Hạn chế để gió trời, gió quạt, gió điều hòa thẳng đến nơi trẻ nằm. Cũng như đảm bảo cơ thể trẻ luôn khô ráo, không bị thấm ướt bởi mồ hôi hoặc nước tiểu. Cũng không nên đặt nhiệt độ phòng quá cao.

Thông thường, các cha mẹ sẽ sử dụng điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ phòng theo nhu cầu. Tuy nhiên, cần phân biệt nhiệt độ ghi trên điều hòa với nhiệt độ phòng. Ví dụ những ngày nắng gắt, cha mẹ bật điều hòa 26 độ nhưng trong phòng vẫn nóng. Còn những ngày mưa mát lạnh, điều hòa bật 26 độ thì trong phòng đã thấy khá lạnh. Do đó, để biết chính xác nhiệt độ trong phòng là bao nhiêu thì cha mẹ nên trang bị nhiệt kế để trong phòng.

Cách điều chỉnh nhiệt độ cho trẻ

Khi nhiệt độ trong phòng quá thấp, cha mẹ cần sử dụng thiết bị để điều chỉnh nhiệt, máy sưởi. Hoặc điều hòa hai chiều để tăng mức nhiệt độ. Khi đó, thân nhiệt của trẻ không bị hạ quá thấp.

Lưu ý khi sử dụng điều hòa

Khi nhiệt độ trong phòng cao, cha mẹ có thể bật một chiếc quạt để làm mát căn phòng của bé. Nên để quạt cách xa nôi, giường ngủ của bé. Tránh phả trực tiếp vào mặt bé khiến bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Nếu trời quá nóng, cha mẹ có thể sử dụng điều hòa, cho trẻ mặc quần áo để ngủ hoặc chỉ cần mặc 1 chiếc tã. Cha mẹ cũng đừng quên kiểm tra nhiệt độ phòng và nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên để điều chỉnh cho hợp lý.

Lưu ý khi sử dụng điều hòa cho trẻ

Không nên để hơi lạnh điều hòa phả thẳng trực tiếp xuống chỗ bé nằm

Tương tự như khi sử dụng quạt cho bé, nếu để điều hòa phả thẳng vào bé, có thể khiến cho bé bị lạnh. Và ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ hãy cài đặt hướng gió điều hòa thẳng lên trần nhà để khí lạnh tỏa đều khắp phòng.

Lưu ý khi sử dụng điều hòa

Nên vệ sinh điều hòa định kỳ

Khi sử dụng trong thời gian thì điều hòa rất dễ bám bụi. Làm giảm khả năng làm lạnh và tích tụ virus gây bệnh. Đây mới chính là nguyên nhân bé nằm điều hòa và bị ốm. Không phải do lạnh như mọi người vẫn lầm tưởng. Bạn nên dành thời gian vệ sinh màng lọc của điều hòa và vệ sinh chuyên sâu định kỳ.

Bù ẩm cho phòng khi dùng điều hòa

Khi sử dụng điều hòa trong phòng, độ ẩm phòng thường sẽ giảm xuống và làm khô da bé. Vì thế cha mẹ cần thực hiện việc bù ẩm cho phòng bằng máy cấp ẩm. Hoặc đơn giản, bạn chỉ cần đặt một chậu nước lên một chiếc ghế tựa và dùng một chiếc khăn cũ. Một đầu khăn nhúng vào chậu nước, đầu còn lại vắt lên thành ghế. Cách này sẽ giúp phòng luôn có độ ẩm nhất định.

Sử dụng nhiệt ẩm kế để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm

Để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh luôn ở mức phù hợp. Cha mẹ cần trang bị nhiệt ẩm kế để theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ khi cần thiết.

Cha mẹ có thể tham khảo Nhiệt ẩm kế Bamboo Life tích hợp 4 chức năng trong 1 sản phẩm. Nhiệt ẩm kế có thể theo dõi và cảnh báo nhiệt độ, độ ẩm, cũng như báo thức và theo dõi thời gian hàng ngày rất tiện lợi.

Nhiệt ẩm kế Bamboo Life

Đảm bảo an toàn ngủ cho bé

Nhiều cha mẹ lo con nằm điều hòa bị lạnh nên đắp chăn, dùng bao tay, bao chân cho bé. Tuy nhiên điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ chỉ cần cho con mặc bộ body liền quần, hoặc quấn nhộng chũn cho bé.

Không nên bật điều hòa 24/24

Cha mẹ không nên sử dụng bật điều hòa liên tục cả ngày. Mà hãy tắt điều hòa một lúc, mở cửa phòng ra để không khí lưu thông. Mẹ đưa bé ra ngoài dạo chơi để bé tiếp xúc với ánh mặt trời, không khí tự nhiên. Điều này sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ hơn.

LƯU Ý, những chia sẻ trên phù hợp với trẻ phát triển bình thường, khỏe mạnh. Những trường hợp bé có bệnh lý hoặc cần theo dõi sức khỏe, cha mẹ nên tham khảo thêm lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho con.

Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ