Hướng dẫn mẹ cách sử dụng địu sơ sinh chính xác
Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể biểu đạt tâm trạng, thái độ bằng ngôn từ. Vì thế mà nhiều khi cha mẹ địu con sai cách làm con khó chịu cũng không hề hay biết. Thực tế, địu sơ sinh sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bé. Từ việc ảnh hưởng đến sự phát triển về sau thậm chí còn nguy hiểm tính mạng. Nguy cơ cao như vậy nên bậc phụ huynh nào cũng cần biết cách sử dụng địu trẻ sơ sinh chính xác để đảm bảo an toàn cho bé. Sau đây, Bamboo Life chia sẻ đến bạn đọc chi tiết dùng địu sao cho đúng cách.
Những nguy hại khi cha mẹ dùng địu sơ sinh sai cách
Địu sai có làm con cảm thấy khó chịu? Chắc chắn có nhưng ở tuổi này con đâu đã biểu đạt được cảm xúc bằng ngôn ngữ. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và điều chỉnh thì rất có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
- Trẻ sơ sinh có thể bị cong, vẹo cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển về sau.
- Vùng xương hông của con bị ảnh hưởng do ngồi quá lâu hay tư thế dạng chân quá mức.
- Có thể dẫn đến chấn thương vùng cổ do trẻ sơ sinh chưa tự chủ được bộ phận này. Địu sai cách hay dùng địu không có tấm đỡ cổ khiến bộ phận này dễ gặp phải tổn thương.
- Trẻ rất dễ bị ngạt thở, khó thở nếu địu sai cách. Lý do chỉ cần cha mẹ sơ ý khiến mặt bé úp xuống ngực hoặc lưng. Cổ bé còn yếu chưa thể tự ngẩng mặt lên được dẫn đến tắc nghẽn đường thở gây khó thở, ngạt thở thậm chí là tử vong.
- Dùng địu sai cách khiến con cảm thấy khó chịu, dần sợ hãi và né tránh. Những lần sau cha mẹ muốn đưa trẻ vào địu sẽ khiến con phản kháng, quấy khóc.
- Thân nhiệt trẻ vốn cao hơn người lớn. Dùng địu sai cách cũng khiến con không thoải mái, bí bách. Kết hợp với việc chọn đúng địu kém chất lượng càng làm con nóng bức, khó chịu.
- Trẻ ở trong địu nhưng có thể bị tuột, ngã khỏi địu do cha mẹ thiếu quan tâm, chủ quan khi sử dụng.
Hướng dẫn mẹ cách dùng địu sơ sinh đúng cách
Hậu quả do việc sử dụng địu trẻ sơ sinh sai cách có thể không tưởng tượng được. Chính vì thế nên việc sử dụng địu đúng cách là điều cấp thiết mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ.
Trước khi dùng hãy chọn đúng loại địu
Dùng đúng cách quan trọng nhưng chọn đúng loại địu cũng có tầm ảnh hưởng không kém. Cha mẹ hãy chọn cho con chiếc địu phù hợp, đảm bảo chất lượng.
Đối với trẻ sơ sinh, loại địu trợ lực như địu vải là lựa chọn an toàn nhất. Thị trường mang đến rất nhiều lựa chọn cho cha mẹ nhưng chỉ cần nhớ các tiêu chí sau:
- Địu đảm bảo thoáng khí, thấm hút tốt. Để đạt yêu cầu này thì địu cần được làm từ loại vải chất lượng như cotton.
- Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi có đầu và cổ còn yếu thì nên chọn loại địu có tư thế nằm.
- Ưu tiên sản phẩm thiết kế miếng lót nâng đỡ đầu, cổ của bé. Đảm bảo khi di chuyển bộ phận này của bé không bị rung lắc hay ảnh hưởng mạnh.
- Chọn địu trẻ sơ sinh theo kích thước cơ thể và cân nặng, không chật và không lỏng.
Tập đeo địu trước
Trước khi đeo địu có em bé thì cha mẹ nên luyện tập trước. Bạn có thể dùng địu để đeo một số món đồ chơi như búp bê để đi lại quanh nhà. Nhờ vậy cha mẹ sẽ dần quen với việc đeo hay tháo địu. Các thao tác cũng trở nên nhanh chóng và chính xác mà không cần người hỗ trợ.
Quan trọng nhất khi luyện tập đó là cha mẹ thành thục các thao tác. Làm quen dần với việc đeo địu để đi lại trên các mặt phẳng, địa hình khác nhau. Sau này đeo địu có con ở trong bớt đi phần bỡ ngỡ, lóng ngóng chân tay.
Đặt con đúng tư thế
Tư thế của bé trong địu rất quan trọng. Nhất là với trẻ sơ sinh cơ thể còn yếu ớt, chưa phát triển toàn diện. Cha mẹ nên nhớ, trẻ sinh non, suy dinh dưỡng hay nhẹ cân,… không nên cho dùng địu sớm. Tư thế phù hợp với trẻ sơ sinh là dáng chữ M hay còn gọi tư thế con ếch, dáng ngồi xổm rộng. Đầu gối của bé sẽ cao hơn phần mông. Hai đùi cong vừa phải tạo góc 60-160°. Tư thế này có phần hông dang rộng tự nhiên, đùi hỗ trợ cùng hông và đầu gối cong lại.
Cha mẹ cần tránh việc ép chân con duỗi thẳng ra khi địu hay buông thõng tự nhiên. Nhất là ở giai đoạn đầu trước 6 tháng tuổi của trẻ. Hành động này chỉ khiến phần sụn nối xương đùi với khớp hông bị bẻ cong. Tuy không gây đau đớn cho trẻ nhưng về lâu dài lại ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng xương hông, gây lệch xương hông và loạn sản xương hông.
Bé địu áp sát quay mặt vào người cha mẹ. Tư thế này giúp da kề da, tăng cường sự liên kết, gắn bó giữa cha mẹ và con. Ngoài dáng địu chữ M thì trẻ sơ sinh cũng có thể áp dụng cách địu bé nằm ngang. Tư thế này dùng cho các bé chưa cứng cổ. Mẹ có thể hình dung tựa như tư thế đang dùng tay bồng bế con vậy.
Chọn quần áo phù hợp cho con
Cha mẹ muốn đưa con ra ngoài cần xem xét tình hình thời tiết để chọn quần áo phù hợp cho bé. Lưu ý rằng ở trong địu sẽ nóng hơn bên ngoài. Chưa kể đến thân nhiệt trẻ cũng cao hơn người lớn. Vì thế cha mẹ hãy chọn quần áo cho con mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp.
Hành động, di chuyển cẩn thận
Mỗi bước đi của cha mẹ khi đeo địu đều có tác động ít hay nhiều đến con nhỏ. Do đó, cha mẹ phải thật cẩn thận trong khi di chuyển và hành động. Cha mẹ nên tránh đi đến những chỗ chật hẹp, đường khó đi hay chỗ đông người,… Các hoạt động thể thao vận động mạnh như cầu lông, đá cầu, chạy bộ,… cũng không nên tham gia. Ngay cả khi cúi người cha mẹ cũng phải dùng tay đỡ lấy con rồi thao tác chậm rãi. Không nên cúi đột ngột hay ngả người ra sau khiến trẻ bị đau hay tuột ra ngoài.
Đeo đai địu trong thời gian hợp lý
Địu sơ sinh không giống như khi địu các bé cứng cáp hơn. Thời gian địu con nên hạn chế trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Cha mẹ nên đưa con ra khỏi địu rồi massage cơ thể cho bé được thoải mái. Khi con cứng cáp hơn thì thời gian tối đa ngồi địu có thể tăng lên khoảng 2 tiếng. Bởi ở lâu trong địu cũng khiến con cảm thấy gò bó, khó chịu. Tuy bé còn chưa biểu đạt được bằng tiếng nói nhưng hiếm có bé nào thích ở lâu trong địu.
Và dù bé trong địu thì cha mẹ cũng phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình của con. Nếu thấy con quấy khóc cần xem xét ngay để biết lý do còn điều chỉnh kịp thời.
Không địu trẻ sơ sinh đi xe máy
Con còn quá nhỏ và yếu để cha mẹ có thể tự tin chở con bằng xe máy hay xe đạp. Chưa kể đến phần cổ của trẻ chưa tự chủ được nên dễ bị tác động khi bị rung lắc, ngửa ra sau. Điều này rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ hãy đợi khi con cứng cáp hơn rồi mới địu bé đi xe máy.
>>> Xem thêm: Những lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ khi địu em bé đi xe máy
Kiểm tra, theo dõi tình trạng bé
Bởi trẻ sơ sinh chưa nói chuyện được nên rất khó để cha mẹ hiểu được tâm trạng cũng như suy nghĩ của con. Trong quá trình đeo đai địu, cha mẹ hãy thường xuyên kiểm tra, xem xét bé. Qua đó, cha mẹ sẽ kịp thời nhận biết tình trạng của con để chăm sóc, điều chỉnh.
Thông qua bài viết này, hy vọng cha mẹ đã hiểu hơn về việc sử dụng địu sơ sinh sao cho an toàn, chính xác. Bạn hãy chọn cho con yêu một chiếc địu phù hợp để bé được thoải mái. Cha mẹ và bé có thể cùng nhau dạo chơi, ngày càng gắn bó với nhau hơn.
Bình luận