Dinh dưỡng và thói quen cần có cho trẻ 6-12 tháng tuổi

Dinh dưỡng và thói quen cần có cho trẻ 6-12 tháng tuổi

Khi bé được 6 tháng cũng là lúc mẹ hết cữ, bé sẽ được làm quen với những loại thức ăn khác sữa mẹ và sữa công thức hay còn gọi là Ăn Dặm. Đây được coi như bước dinh dưỡng khởi đầu và quan trọng của bé. Qua bài viết này, Bamboo Life cho các mẹ thông tin chi tiết nhất về dinh dưỡng và thói quen cần có cho bé 6-12 tháng tuổi một cách hiệu quả nhất.

Khi nào nên cho bé ăn dặm 

Với những khuyến cáo từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo được cho bé ăn các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột từ 6 tháng tuổi. Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau. Do đó, làm thế nào để mẹ biết liệu bé đã sẵn sàng cho các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hay sữa công thức chưa?
Mẹ có thể tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng như:

  • Bé tự giữ thăng bằng được đầu và cổ, không bị nghiêng ngả
  • Bé đã có thể tự ngồi hoặc ngồi nhờ sự hỗ trợ của ba mẹ
  • Khi thấy thức ăn bé đã mở miệng và cúi người về phía trước
ăn dặm

Khi bé đã lẫy và tự thăng bằng được cổ và vai là lúc bé sẵn sàng ăn dặm

Những điều mẹ cần chú ý khi xây dựng và làm thực đơn ăn dặm cho bé

Thức ăn nấu chín và được nghiền nhỏ

Đây là điều quan trọng nhất trong việc mẹ làm đồ ăn dặm cho bé. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé nên mẹ cần đặc biệt nhớ rõ

Lựa chọn mua thực phẩm sạch và an toàn

Mẹ chú ý không mua thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc không còn tươi mớ, mẹ nên chọn địa điểm là siêu thị hoặc những công ty uy tín để mua thực phẩm cho bé. Sau khi mua về mẹ nhớ làm sạch kỹ rồi mới chế biến thức ăn ch bé

Cân đối dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho bé

Để bé phát triển toàn diện mẹ cần cung cấp cho bé đủ 4 nhóm dinh dưỡng bao gồm: tinh bột, đạm, chất béo, ngũ cốc. Chính vì cậy, mẹ cần có nhiều thực đơn cho bé. Mẹ nên có sổ tay ghi chép và phân chia cho bé một cách hoàn hảo nhất.

ăn dặm

Mẹ nên cho bé ăn đầy đủ 4 loại thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho bé

Cho bé ăn đúng giờ

Bé nên được ăn đúng giờ trong khoảng thời gian dài. Như vậy sẽ giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn cũng như không bị kéo dãn làm mất bữa sau của bé

Tạo cho bé thói quen vi vẻ khi ăn

Mẹ phải luôn tạo cho bé cảm giác bữa ăn là niềm vui chứ không nên ép bé ăn. Mẹ hãy luôn làm cho bé yêu thích bữa ăn với những màu sắc, hình dạng thú vị mà bé thích

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Trong 4-6 tháng đầu tiên, bé chỉ bú sữa. Nhưng trong 6 tháng tiếp theo, bé bắt đầu ăn dặm và đến khi 1 tuổi bé đã ăn được hầu hết các thức ăn như người lớn. Sự chuyển tiếp này là một vấn đề lớn vì cả mẹ và bé cần làm quen dần với khái niệm “bữa ăn gia đình”. Để giải quyết vấn đề này, mẹ cần cho bé ăn dặm từng bước để bé có thời gian làm quen với thức ăn mới, và bạn cần nhớ rằng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ. Mẹ nên tiếp tục cho bé bú mẹ và dùng bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với độ tuổi của bé.
Khi bé bắt đầu ăn dặm, bố mẹ không nên sốt ruột mà cho bé ăn nhiều ngày từ những bữa đầu. Việc tập cho bé ăn dặm cần được thực hiện một cách từ từ, với các lọai thức ăn từ ít đến nhiều, từ loãng tới đặc, thức ăn tăng dần theo từng lứa tuổi.

Thực đơn cho bé từ 6-12 tháng tuổi 

Từ 5-6 tháng

  • Mẹ cho bé ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột chỉ khoảng 1/2 thìa chà phê
  • Tuần đầu tiên: mẹ cho bé ăn với lượng 1 thìa cà phê mỗi khẩu phần ăn
  • Các tuần tiếp theo mẹ cho bé ăn bột loãng với lương như vậy, khi bé đã quen thì tăng từ 1 bữa bột/ngày lên 2 bữa bột/ngày và 3 bữa/ngày. Sau đó có thể nấu bọt đặc dần cho bé ăn

Trong thời gian đầu tập ăn, chủ yếu là mẹ cho bé làm quen với thìa và tâp nuốt, nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là sữa.

Từ 7-12 tháng

  • Sau 1 thời gian tập ăn dặm, thời kỳ này bé đã quen với việc ăn thức ăn thô và có thể ăn được tất cả các loại thức ăn nhưng cần được nấu, nghiền và xay nhỏ. Trong 1 ngày, thực đơn của bé có thể dùng nhiều loại thức ăn chế biến nấu cùng bột hoặc cháo xay nhỏ chế biến thức ăn vào theo từng thực đơn.
  • Đến tháng thứ 8, mặc dù bé chưa có đủ răng nhưng bắt đầu có phản xạ nhai, vì vậy thức ăn nấu cho trẻ cần được nấu nhừ và còn lại chút độ thô để kích thích trẻ nhai nuốt.
  • Tháng thứ 9, đây là giai đoạn mẹ và bé thở phào nhẹ nhõm vì đã trải qua một thời gian tập ăn dặm của bé thật công phu. Lúc này trẻ có thể ăn được nhiều món ăn do mẹ nấu mà bé thích. Sau thời kỳ này đến 1 tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập ăn cơm nhão, cơm nát và có thể ăn cơm cùng bố mẹ.
ăn dặm truyền thống

Mẹ xay nhuyễn thức ăn sau đó cho bé ăn

Các nhóm thức ăn bổ sung 

– Nhóm cung cấp chất đạm : thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đỗ, vừng..
– Nhóm cung cấp chất béo : dầu, mỡ, lạc…
– Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng : rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mùng tơi, chuối, đu đủ, xoài ….
– Nhóm cung cấp tinh bột : gạo, mì, khoai, ngô…

Số lượng bữa ăn hàng ngày

– Từ 5 – 6 tháng : Bú mẹ là chính + 1 – 2 bữa bột loãng và nước hoa quả.
– Từ 7 – 9 tháng : Bú mẹ + 2 – 3 bữa bột đặc và nước hoa quả.
– Từ 10 – 12 tháng : Bú mẹ + 3 – 4 bữa bột đặc và hoa quả.

Bamboo Life – kích thích bữa ăn dặm cho bé ngon miệng hơn

Khi ăn dặm, bé đã nhận thức được màu sắc, con vật và muốn tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh, đồ dùng ăn dặm đáng yêu sẽ một phần kích thích, giúp bữa ăn của bé trở nên ngon miệng hơn. Bamboo Life tự tin mang đến đồ dùng từ sợi tre, đảm bảo an toàn vệ sinh, không gây chảy nhựa ra đồ ăn của bé. Bamboo Life mang đến những bộ khay ăn dặm sợi tre, bát sợi tre, đũa thìa sợi tre với những hình con vật đáng yêu cho bé. Sản phẩm hiện đang bán rất chạy ở những nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức,.. Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây.

Với những kiến thức cơ bản trên, mẹ có thể hiểu qua: thế nào là ăn dặm cho bé. Ăn dặm với nhiều người khó khăn vì phải tập hoàn toàn cho bé những điều mới, theo dõi Bamboo Life để ăn dặm cho bé khỏe, mẹ nhàn hơn !

Sản phẩm bạn quan tâm

khay ăn dặm cho bé

Khay ăn dặm cho bé sợi tre Bamboo Life BL40

169.000 
ghế ăn dặm Bamboo Life

Ghế Ăn Dặm Cho Bé Bamboo Life Đa Năng Cao Cấp

1.399.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ