Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Góc chia sẻ admin 06 - 07 - 2023

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nhu cầu giấc ngủ nhiều hơn so với người lớn. Đặc điểm giấc ngủ của trẻ cũng có sự khác biệt. Việc tìm hiểu về đặc điểm giấc ngủ của trẻ sẽ giúp bố mẹ chăm sóc trẻ dễ dàng và khoa học hơn. Vì vậy, hãy cùng Bamboo Life tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ nhiều trong 1 tháng đầu

Thời gian đầu sau khi chào đời, mẹ sẽ thấy bé ngủ li bì. Bé chỉ dậy để bú sữa rồi lại tiếp tục ngủ. Nhiều người lần đầu làm bố mẹ sẽ thấy hoang mang. 

Trung bình trong 1 tháng đầu trẻ ngủ khoảng 16-17 tiếng/ngày. Tuy nhiên mỗi giấc ngủ của trẻ thì lại khá ngắn, chỉ khoảng 4 giờ mỗi giấc. Tình trạng sẽ không kéo dài quá lâu nên bố mẹ yên tâm. Hầu hết trẻ em sẽ có giấc ngủ định khi trẻ được 3-4 tháng.

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giấc ngủ của trẻ lại thất thường như vậy. 

Đầu tiên có thể kể đến là do trẻ chưa phát triển nhịp sinh học ngủ/thức. Nên trẻ sơ sinh chưa phân biệt được ngày và đêm. Thời gian trẻ ngủ vào ban đêm sẽ tương đương với ban ngày.

Ngoài ra, nhu cầu dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến việc trẻ ngủ nhiều. Giai đoạn bé mới ra đời, dạ dày của trẻ còn rất nhỏ vậy nên lượng sữa trẻ bú được cũng ít, dẫn đến nhanh đói. Trong tháng đầu đời, mỗi bữa cữ bú chỉ cách nhau 2-3 giờ. Khi đói trẻ sẽ tự dậy đòi bú. Bước vào tháng thứ 2, thời gian giữa các cữ bú có thể giãn ra, khoảng 3-4 giờ trẻ sẽ thức giấc để bú một lần.

Thời điểm thích hợp để rèn cho trẻ ngủ giờ giấc

Bố mẹ không cần rèn trẻ ngủ giấc cố định bởi trong 1 tháng đầu đời trẻ ngủ nhiều là do nhu cầu sinh lý tự nhiên. Tuy nhiên khi trẻ bước vào tháng thứ 2, thứ 3, mẹ có thể sắp xếp lịch ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ.

Bé quấy khóc đòi bú sữa mẹ

Có nên đánh thức trẻ để cho bú?

Mẹ thường không cần phải đánh thức khi trẻ đang ngủ để cho trẻ bú. Trẻ sơ sinh 1 tháng ngủ nhiều nhưng trẻ sẽ tự thức dậy khi đói. Tuy nhiên, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các lần bú vào ban đêm trong tháng đầu tiên nếu trẻ chậm phát triển, ngủ liền 4-5 giờ mà không thức dậy đòi bú, ngủ ít hơn 8-12 lần mỗi ngày.

Trẻ ít ngủ, khó ngủ có ảnh hưởng gì không?

Trẻ khó ngủ hay ngủ ít trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ sau này.

Trẻ cần được ngủ sâu vào 22 giờ – 24 giờ – 2 giờ vì đây là thời điểm hocmon chiều cao phát triển tốt nhất. Trẻ ngủ sâu vào giai đoạn này sẽ phát triển được chiều cao tối ưu. Nếu bỏ lỡ trẻ sẽ không cao được như các trẻ khác. Không ngủ đủ sẽ khiến trẻ cáu gắt, mệt mỏi, mất tập trung, khả năng học hỏi kém.

Nhiệt ẩm kế Bamboo Life

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều hay ngủ ít không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, chất lượng của giấc ngủ sẽ quyết định nhiều yếu tố quan trọng về sau. Bởi vậy cần tạo không gian thoáng, đủ tối, hạn chế bớt tiếng ồn, nhiệt độ phòng thích hợp để trẻ có thể ngủ ngon và ít giật mình.

>>> THAM KHẢO: Nhiệt ẩm kế đa năng của Bamboo Life

Nếu bé khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc không loại trừ ảnh hưởng của bệnh lý. Bố mẹ cần tiếp tục theo dõi và quan sát các biểu hiện khác để chủ động đưa bé đi thăm khám sớm.

Một số thói quen ngủ tốt mẹ nên rèn cho trẻ

Hãy để trẻ ngủ thường xuyên

Trẻ sơ sinh 1 tháng ngủ nhiều đây là sinh lý bình thường. Trong 6-8 tuần đầu tiên, hầu hết trẻ sơ sinh không thể thức lâu hơn 2 giờ. Nếu bé thức quá lâu, bé sẽ bị mệt và khó đi vào giấc ngủ. Do đó, mẹ hãy chú ý cho trẻ ngủ thường xuyên.

Dạy trẻ sự khác biệt giữa ngày và đêm

Một số trẻ sơ sinh sẽ thức thường xuyên vào ban đêm và sẽ ngủ nhiều vào ban ngày, điều này làm bố mẹ vô cùng vất vả.

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Trong những tuần đầu tiên, bạn không thể làm gì nhiều để thay đổi điều này. Tuy nhiên khi trẻ được khoảng 2 tuần, bạn có thể bắt đầu dạy trẻ phân biệt ngày và đêm. Ban ngày, khi trẻ tỉnh táo, bạn có thể chơi với trẻ, giữ cho phòng của trẻ luôn sáng sủa, tiếp xúc với tiếng ồn xung quanh. Vào ban đêm, bạn cần giữ yên lặng, vặn đèn thấp, hạn chế trò chuyện, chơi đùa với trẻ,… để trẻ bắt đầu nhận ra ban đêm là thời gian để ngủ.

Nhận biết các dấu hiệu trẻ buồn ngủ

Nhận biết các dấu hiệu trẻ buồn ngủ như trẻ dụi mắt, quấy khóc hơn bình thường, tỏ vẻ mệt mỏi,… Khi thấy trẻ có các dấu hiệu này, hãy cho trẻ đi ngủ càng sớm càng tốt. Vì nếu càng mệt mỏi, trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Bạn có thể tạo một số thói quen trước khi đi ngủ

Bạn có thể tạo một số thói quen trước khi đi ngủ như: cho trẻ bú mẹ/bú bình, vặn tắt đèn, dùng ty giả, hát ru hoặc cho trẻ nghe nhạc, đọc sách truyện, vỗ về con trước khi ngủ…

Khi trẻ được 6-8 tuần, khi giấc ngủ trẻ tuổi đã dần ổn định. Bạn hãy thử đặt trẻ vào nôi khi đến giờ ngủ mặc dù trẻ vẫn còn tỉnh táo. Tập dần để trẻ theo một lịch ngủ cố định. Nếu điều này không hiệu quả, bạn hãy thử lại khi trẻ lớn hơn một chút.

Hy vọng những thông tin Bamboo Life chia sẻ sẽ giúp cho bố mẹ chăm sóc trẻ ăn ngủ đúng cách và hiệu quả hơn.

Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ