Cách cho bé ăn dặm giúp mẹ nhàn tênh ngay từ đầu

Ăn dặm là bước ngoặt lớn trong “quá trình dinh dưỡng” của mọi đứa trẻ. Nó ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và thói quen ăn uống của trẻ sau này. Nếu ăn dặm không đúng cách có thể khiến bé sợ hãi thức ăn, dẫn đến biếng ăn và hấp thụ kém. Bài viết sau đây Bamboo Life xin chia sẻ đến mẹ cách cho bé ăn dặm khoa học nhất.

Những quan điểm khoa học về vấn đề ăn dặm của trẻ

Ăn dặm là bước đầu tiên để trẻ làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Do đó, việc quan trọng đầu tiên mẹ cần quan tâm chính là cho bé làm quen với thức ăn. Quá trình này cần mẹ phải có những kiến thức khoa học đúng đắn và kiên nhẫn đồng hành cùng con.

Việc ăn dặm chỉ thực hiện khi bé đủ 6 tháng và sẵn sàng bổ sung thực phẩm ngoài sữa mẹ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ em khuyến cáo nên cho bé tập ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Đến giai đoạn này trẻ cần nhiều năng lượng hơn để phát triển và sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu này.  Hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện, có thể tiêu hóa được các loại thức ăn đặc.

Mẹ hãy bắt đầu cho con ăn dặm khi đủ 6 tháng và có dấu hiệu hợp tác

Mẹ hãy bắt đầu cho con ăn dặm khi đủ 6 tháng và có dấu hiệu hợp tác

Ngoài việc dựa trên cột mốc thời gian 6 tháng, mẹ còn có thể dựa vào một số dấu hiệu ở trẻ. Khi trẻ có những dấu hiệu sau đây cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm:

  • Trẻ đã có thể tự ngồi và giữ cân bằng đầu, cổ.
  • Trẻ có phản xạ cầm nắm thức ăn và cho vào miệng bằng tay.
  • Khi thấy người khác ăn trẻ rất chăm chú theo dõi và tỏ rõ sự thèm thuồng bằng ánh mắt thích thú và miệng nhai theo.
  • Sau khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức, trẻ vẫn có biểu hiện đói bụng. Điều này thể hiện ở chỗ các cữ sữa dày đặc hơn và trẻ ngủ không ngon.

Những thực phẩm phù hợp cho bữa ăn dặm đầu tiên

Thực phẩm bổ sung cho bé cần đủ các nhóm dinh dưỡng là tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin. Tuy nhiên, ở giai đoạn mới này thì mẹ hãy tách dần món ăn cho bé thay vì trộn tất cả cho bé ăn.

  • Nếu mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm truyền thống có thể bắt đầu cho bé ăn bột gạo. Ban đầu là bột gạo trộn sữa mẹ hoặc bột gạo củ ở dạng nguyên chất. Khi bé quen dần thì mới bổ sung chất đạm, béo và rau. Mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm các loại hoa quả hấp mềm, xay nhuyễn để bổ sung vitamin.
  • Nếu mẹ tập cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy  mẹ cần quan tâm chế độ ăn uống cân bằng. Mẹ nên lựa chọn các loại rau củ nghiền hoa quả hấp, xay nhuyễn và các loại thịt, thức ăn dạng viên, thanh…

Giúp mẹ biết cách cho bé ăn dặm khoa học ngay từ đầu

Chúng ta cần nhìn nhận ăn dặm là cả một quá trình và nó ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như thói quen ăn uống sau này của bé. Do đó, mẹ hãy tham khảo cách cho bé ăn dặm từ các nguồn khoa học để có kiến thức đúng.

Bước chuẩn bị ăn dặm

Để chuẩn bị ăn dặm ngoài việc lựa chọn phương pháp, chú ý thức ăn thì mẹ cần quan tâm đồ dùng ăn dặm cho con. Trước khi cho trẻ bắt đầu mẹ hãy cho con cầm thìa, bát, khay ăn dặm để bé làm quen. Trẻ có thể coi đó như những món đồ chơi và tập kỹ năng cầm nắm. 

Mẹ hãy đeo yếm ăn dặm và cho bé sử dụng đồ dùng ăn dặm an toàn từ sợi tre

Mẹ hãy đeo yếm ăn dặm và cho bé sử dụng đồ dùng ăn dặm an toàn từ sợi tre

Để chuẩn bị ăn dặm mẹ hãy chú ý:

  • Chọn đồ dùng ăn dặm làm từ chất liệu sợi tre an toàn. Đây là chất liệu sợi tre thiên nhiên không hóa chất. Vì vậy trẻ cho vào miệng ngậm hoặc đựng đồ ăn nóng đều không ảnh hưởng sức khỏe. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm ăn dặm từ Bamboo Life để có lựa chọn phù hợp.
  • Cho bé ngồi vào ghế ăn với tư thế ngồi thẳng, tránh cho bé bị sặc, nghẹn khi ăn. Đây cũng là cách rèn cho con tác phong ăn uống tập trung và khoa học.
  • Chuẩn bị khăn lau, yếm ăn để đảm bảo rằng thức ăn không làm bẩn quần áo của bé. Những loại khăn mềm, làm từ sợi tre có khả năng kháng khuẩn là gợi ý tốt nhát cho mẹ.

Trong bữa ăn dặm

Mỗi bữa ăn dặm đầu tiên mẹ nên cho con làm quen lượng thức ăn bằng 1/2 thìa cà phê. Thời điểm tập ăn dặm tốt nhất cho bé là vào lúc tâm trạng bé vui vẻ nhất. Khi việc ăn dặm đã thành thói quen mẹ hãy gia tăng số lượng bữa ăn và chia thành các thời điểm sáng, trưa, tối.

Theo dõi phản ứng của bé khi ăn dặm và điều chỉnh linh hoạt giúp mang đến hiệu quả cao trong bữa ăn

Theo dõi phản ứng của bé khi ăn dặm và điều chỉnh linh hoạt giúp mang đến hiệu quả cao trong bữa ăn

Trong lần đầu ăn dặm trẻ có thể sẽ có phản ứng không hợp tác. Mẹ hãy kiên nhẫn và đừng ép buộc khiến cho bé căng thẳng, hoảng sợ. Mẹ hãy cho bé thêm thời gian thích nghi và cho bé làm quen lại vào thời điểm khác.

Tập trung theo dõi phản ứng của trẻ

Đây là điều rất quan trọng giúp mẹ xác định mức độ hợp tác của bé, phản ứng thức ăn và các sự cố có thể xảy ra. Bé sẽ có những phản ứng khi ăn dặm như sau:

  • Bé có thể háo hức, há miệng ăn vui vẻ. Điều này cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm và rất hợp tác với bữa ăn.
  • Bé ngậm chặt miệng, nhăn mặt, ngoảnh mặt đi khi mẹ đưa thức ăn. Một số bé sau khi cho thức ăn vào miệng liền phì ra. Lúc này bé chưa thực sự sẵn sàng, mẹ cũng đừng vội ép buộc con.
  • Khi ăn thức ăn mới bé vẫn tiêu hóa bình thường, không đau bụng chứng tỏ bé hợp với món ăn. Trường hợp bé đau bụng, đi ngoài có thể bé bị rối loạn tiêu hóa và dị ứng thức ăn.

Quan sát bé trong bữa ăn và có những ứng biến linh hoạt sẽ giúp mẹ tìm ra sở thích trong ăn uống của con. Từ đó giúp bé thích thú hơn khi ăn.

Ăn dặm là một quá trình, có thể bé hợp tác ngay từ đầu và cũng có thể không. Do đó, biết được cách cho bé ăn dặm khoa học sẽ giúp công cuộc ăn dặm dễ dàng hơn. Mẹ hãy cập nhật website https://bamboolife.vn/ hàng ngày để tìm hiểu các thông tin nuôi con khoa học và tham khảo những thực đơn ăn dặm tốt nhất cho bé nhé.

Sản phẩm bạn quan tâm

ghế ăn dặm Bamboo Life

Ghế Ăn Dặm Cho Bé Bamboo Life Đa Năng Cao Cấp

1.399.000 
Yếm ăn dặm sillicon có máng Bamboo Life
gối chống bẹp đầu Bamboo Life

Gối chống bẹp đầu cao cấp cho bé Bamboo Life

119.000 

119.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ