Bé nổi rôm sảy vào mùa hè và cách điều trị hiệu quả tại nhà
Mùa hè ở nước ta với thời tiết nóng ẩm chính là điều kiện thuận lợi gây ra bệnh ngoài da. Trong đó tình trạng rôm sảy là phổ biến nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ vì sao bé nổi rôm sảy vào mùa hè và cách điều trị rôm sảy hiệu quả tại nhà.
Nguyên do bé nổi rôm sảy vào mùa hè
Rôm sảy là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em vào mùa hè. Cơ thể trẻ có các tuyến mồ hôi chưa được phát triển toàn diện. Nên khi gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm của mùa hè. Các tuyến mồ hôi chưa thể bài tiết hết mồ hôi ra ngoài. Dẫn đến ứ đọng mồ hôi, gây bít tắc tuyến mồ hôi. Từ đó, dẫn tới tình trạng rôm sảy.
Vào mùa hè, nếu cho con mặc những bộ quần áo, tã bỉm không thấm hút mồ hôi hay quá chật cũng là nguyên nhân phổ biến gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi và khiến bé nổi rôm sảy.
Mùa hè cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển mạnh. Một số loại vi khuẩn thường trú ngoài da và bài tiết chất nhờn sẽ khiến cho các tuyến mồ hôi của cơ thể trẻ bị bít tắc và gây ra tình trạng rôm sảy.
Nếu trẻ vận động quá nhiều trong thời tiết mùa hè oi nóng, cơ thể sẽ có xu hướng tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt và làm tăng nguy cơ bị rôm sảy.
Biểu hiện của rôm sảy ở trẻ
Rôm sảy là những nốt mụn li ti, màu đỏ, thường mọc thành đám, thành mảng lớn ở các vùng da thường tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán…. Đôi khi trẻ bị mọc rôm ở cả những vùng kẽ lớn như nách, bẹn.
Một số trường hợp nặng có thể mọc rôm gần như toàn thân. Rôm mọc thành từng đám với các nốt mụn màu đỏ hồng, đầu mụn có một chút nước, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn.
Khi mọc rôm, da của trẻ bị viêm nên trẻ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa. Khi trẻ gãi sẽ làm da trầy xước, dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Trẻ nhỏ bị rôm sảy thường quấy khóc, ngủ không ngon do ngứa.
Phần lớn những trường hợp bé nổi rôm sảy do thời tiết nắng nóng thường không đáng lo ngại. Khi thời tiết mát mẻ hơn, những nốt mụn đỏ này có thể tự hết và không gây hại cho sức khỏe của bé. Nhưng khi gặp nóng bức trở lại, rôm sảy có thể tái phát ngay. Do đó, phụ huynh không được chủ quan bởi rất nhiều trường hợp bị rôm sảy nhưng không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Mẹ phải làm sao khi bé nổi rôm sảy?
Phần lớn những trường hợp bé nổi rôm sảy có thể được chăm sóc tại nhà và sẽ khỏi bệnh sau khoảng vài ngày. Trong quá trình chăm sóc con, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau.
– Nên để trẻ nghỉ ngơi và vui chơi trong không gian thoáng đãng, sạch sẽ. Tránh nơi nóng nực, ngột ngạt và bí gió. Mùa hè, nên cho bé nằm phòng điều hòa để làn da của con luôn được mát mẻ, chống rôm sảy.
– Hạn chế để trẻ vận động nhiều, mặc quần áo mỏng, rộng rãi có chất liệu thấm hút mồ hôi. Khi trẻ đang bị đổ nhiều mồ hôi, không nên xoa phấn rôm cho trẻ vì lúc này, phấn rôm có thể khiến lỗ chân lông của trẻ dễ bị bít tắc nhiều hơn.
– Mẹ nên tắm rửa cho con thường xuyên. Để cơ thể của trẻ luôn đảm bảo làn da của trẻ sạch sẽ, mát mẻ. Để lỗ chân lông được thông thoáng. Không dùng sữa tắm có chất tẩy mạnh và không tự ý dùng nước lá để tắm cho trẻ khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.
– Mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nên bổ sung những loại nước có nhiều vitamin C. Đồng thời cần hạn chế uống nước nhiều đường.
– Nên cắt móng tay cho bé để tránh hiện tượng gãi ngứa làm trầy xước các nốt rôm sảy và gây bội nhiễm da.
– Không tự ý dùng thuốc trị rôm sảy cho trẻ để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Bố mẹ không nên chủ quan mà cần đưa con đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nếu triệu chứng rôm sảy kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Lời kết
Như vậy bài viết của Bamboo Life đã chia sẻ về cách trị rôm sảy cho trẻ tại nhà rất dễ thực hiện mà hiệu quả lại cao. Bố mẹ nên tham khảo để áp dụng điều trị cho bé, giúp con sớm thoát khỏi tình trạng rôm sảy đầy khó chịu.
Bình luận