Bé mấy tháng ăn dặm? Thông tin hữu ích cho mẹ

Bé mấy tháng ăn dặm là câu hỏi rất nhiều bà mẹ quan tâm, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Thấu hiểu điều này, Bamboo Life xin chia sẻ đến mẹ những thông tin liên quan về hành trình ăn dặm của bé. Từ đó giúp mẹ có kiến thức nuôi dạy con một cách khoa học và hiệu quả.

Bé mấy tháng ăn dặm? Gợi ý từ chuyên gia nhi khoa quốc tế

Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Đây là thời gian trẻ cần bổ sung thêm dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Một số vi chất như kẽm và sắt không có trong sữa. Do đó, dung nạp chúng qua thực phẩm là điều cần thiết.

Tất cả chuyên gia dinh dưỡng trẻ em đều thống nhất thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé là từ 6 tháng

Tất cả chuyên gia dinh dưỡng trẻ em đều thống nhất thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé là từ 6 tháng

Các chuyên gia cũng khuyến khích các bà mẹ luôn theo dõi sát sao các dấu hiệu phát triển của con mình. Trong đó bao gồm cả những dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm. Đó là:

  • Bé đã có thể ngồi vững một mình mà không cần dựa hoặc nâng đỡ.
  • Kiểm soát tốt cử động của đầu và giữ thăng bằng trong thời gian dài.
  • Bé đã biết ngậm thức ăn trong miệng và nhai, nuốt thay vì đùn ra như giai đoạn sơ sinh.
  • Tay bé đã biết cầm nắm thức ăn và đưa thức ăn vào miệng.
  • Bé luôn thấy tò mò với các món ăn và háo hức khám phá, tìm hiểu món ăn.

Các nghiên cứu cho thấy, các dấu hiệu này hiếm khi xuất hiện ở giai đoạn trước 6 tháng. Khi trẻ 6 tháng tuổi các biểu hiện thèm ăn xuất hiện nhiều hơn. Do đó, để đảm bảo an tâm nhất mẹ hãy chờ cho bé đủ 6 tháng mới cho bé ăn dặm.

Các thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm

Một nguyên tắc ăn dặm các mẹ cần lưu ý đó là cho bé ăn đa dạng thực phẩm. Tuy nhiên, để tốt nhất cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé, mẹ nên tránh cho con ăn những món sau đây:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuyệt đối không sử dụng mật ong. Loại thực phẩm này có thể khiến trẻ bị ngộ độc nghiêm trọng.
  • Trứng lòng đào là trứng chín chưa kỹ, nó có vi khuẩn Salmonella sẽ làm trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy.
  • Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có thể gây nhiễm trùng, khiến bé đau bụng, đi ngoài.
  • Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, mặn hoặc đã qua chế biến kỹ dễ làm hại gan, thận của trẻ.
  • Sữa bò không cung cấp đủ chất sắt và chất dinh dưỡng cho bé. Dạ dầy của bé cũng chưa phù hợp để tiêu hóa dạng sữa này.
Mẹ tuyệt đối không cho bé ăn mật ong, trứng chưa chín kỹ vì nó có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng

Mẹ tuyệt đối không cho bé ăn mật ong, trứng chưa chín kỹ vì nó có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng

Nguy hiểm tiềm ẩn khi cho bé ăn dặm mẹ cần đặc biệt quan tâm

Giai đoạn ăn dặm tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro buộc mẹ cần hết sức quan tâm. Do đó, mẹ cần lường trước các vấn đề sau:

Dị ứng thực phẩm

Mặc dù một chế độ ăn uống đa dạng là quan trọng, nhưng vẫn có khả năng bé bị dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định. Nếu gia đình có người bị dị ứng thì tỷ lệ bé bị dị ứng cao hơn. Do đó, mẹ hãy thận trọng trong việc lựa chọn món ăn cho con. Khi cho bé ăn bất cứ món mới nào cần theo dõi sức khỏe của con trong 3 ngày liên tiếp. Điều này sẽ giúp mẹ đánh giá khả năng tiếp nhận của bé với thực phẩm. Thông qua đó mẹ có thể điều chỉnh thực đơn phù hợp.

Hóc hoặc nôn, trớ thức ăn

Đây là vấn đề lo lắng của bất cứ bà mẹ nào khi bắt đầu cho con ăn dặm. Khi mới làm quen với bột hoặc thức ăn đặc, bé có thể bị nôn trớ. Đây là biểu hiện bình thường về phản xạ của trẻ. Nếu mẹ đảm bảo rằng cho bé ăn dặm đúng độ tuổi và thức ăn phù hợp thì vấn đề này không cần quá lo lắng. Mẹ tiếp tục cho bé ăn, tình trạng này sẽ được khắc phục dần sau đó.

Khác với nôn trớ, việc hóc hoặc nghẹt thức ăn nguy hiểm rất nhiều. Thức ăn bị vướng ở họng có thể làm nghẹt đường thở của bé. Do đó, mẹ cần đảm bảo cho con ăn thức ăn xay nhuyễn hoặc cắt thành từng miếng nhỏ vừa khả năng nhai nuốt của bé. 

Những điều mẹ cần nhớ để đảm bảo an toàn khi cho bé ăn dặm

Để giảm mối nguy hiểm này, mẹ hãy chú ý những điều sau đây:

  • Cho bé ngồi trên ghế ăn dặm với tư thế thẳng lưng khi ăn. Đây là lý do vì sao các nhà khoa học khuyến cáo mẹ cho bé ăn dặm khi bé đã ngồi vững.
  • Không bao giờ rời mắt trong toàn bộ bữa ăn của bé. Mẹ cần giám sát để kịp thời xử lý sự cố không may trong quá trình bé ăn.
  • Tránh các loại thực phẩm có nguy cơ gây hóc, nghẹn cao khi ăn. Chẳng hạn như các loại hạt nguyên hạt, nho, bỏng ngô, quả việt quất hoặc cá chưa làm sạch xương.
  • Tránh cho bé ăn quá nhiều thứ cùng lúc khiến bé không kịp nhai, nuốt. Mẹ cũng nên tránh việc ép bé ăn.
  • Nếu trẻ bị sặc và mẹ không có kỹ năng sơ cứu cần lập tức liên hệ ngay dịch vụ cấp cứu.
Ghế ăn dặm đa năng Bamboo Life giúp bữa ăn của bé an toàn và thuận tiện hơn

Ghế ăn dặm đa năng Bamboo Life giúp bữa ăn của bé an toàn và thuận tiện hơn

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan vấn đề bé mấy tháng ăn dặm. Ngoài các món ăn mẹ có thể cho bé ăn thì mẹ đã chuẩn bị đồ dùng ăn dặm cho bé chưa? Mẹ nên nhớ lựa chọn các sản phẩm làm từ sợi tre tự nhiên của Bamboo Life để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Mẹ hãy ghé thăm https://bamboolife.vn/ để lựa chọn khay, bát, cốc, khăn, yếm ăn, ghế ăn … bắt đầu hành trình ăn dặm tuyệt vời cùng con yêu nhé

Sản phẩm bạn quan tâm

Yếm ăn dặm sillicon có máng Bamboo Life
ghế ăn dặm Bamboo Life

Ghế Ăn Dặm Cho Bé Bamboo Life Đa Năng Cao Cấp

1.399.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ