7 cách trị hăm tã cho bé hiệu quả tại nhà

Góc chia sẻ admin 12 - 05 - 2023

Hăm tã là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Đây là một tình trạng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nhưng nhiều cha mẹ lại chưa biết cách trị hăm tã cho bé. Khiến các triệu chứng kéo dài, dẫn đến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu và ngủ không say giấc. Bamboo Life sẽ hướng dẫn bạn cách trị hăm tã cho bé hiệu quả tại nhà ngay sau đây.

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ em

Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại. Nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển. Gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu. Mùa hè là mùa dễ khiến các bé bị hăm tã nhất. Bởi thời gian này, nhiệt độ và độ ẩm sẽ cao hơn. Khiến cho tã hoặc quần áo của trẻ dễ bị ướt. Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng và gây kích ứng da. 

Sử dụng tã lót và các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cũng có thể gây kích ứng da và hăm tã. Chất liệu thô ráp của tã chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé. Cũng có thể da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy… Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.

7 cách trị hăm tã cho bé hiệu quả tại nhà

Triệu chứng của hăm tã

Biểu hiện dễ thấy nhất khi bé bị hăm tã là phần da xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét. Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ. Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau, có thể khô hoặc ướt. Nhưng sẽ làm bé không cảm thấy dễ chịu, nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên. 

7 cách trị hăm tã hiệu quả tại nhà

Thay tã thường xuyên

Thay tã đúng cách và thường xuyên sẽ giúp giảm bớt sự ẩm ướt và ma sát trên da của trẻ. Giúp da được khô ráo và thoáng mát hơn. Điều này giảm nguy cơ nhiễm trùng và kích ứng da ở trẻ. Bạn nên thay tã cho bé ít nhất mỗi 2-3 giờ. Hoặc ngay khi tã bị ướt hoặc bẩn. Sau khi thay tã, hãy vệ sinh da mông cho bé để đảm bảo bé luôn sạch sẽ.

7 cách trị hăm tã cho bé hiệu quả tại nhà

Vệ sinh da mông cho bé đúng cách

Trước hết, bạn cần thay tã thường xuyên để giảm sự ẩm ướt và ma sát trên da mông của bé. Tiếp theo, bạn sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau sạch khu vực hậu môn và da mông của trẻ. Không nên sử dụng bông tắm hoặc khăn giấy. Vì chúng có thể gây kích ứng da. Sau khi lau sạch, hãy để da mông của bé khô tự nhiên hoặc dùng khăn mềm để lau khô.

Sau đó, bạn có thể sử dụng kem dưỡng hoặc bột phấn để giữ da mông của bé khô ráo và mềm mại. Cuối cùng, hãy thường xuyên kiểm tra da mông của bé để sớm phát hiện các dấu hiệu của hăm tã. Nhằm thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời.

Cách trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa

Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa là loại “thuốc tự nhiên” giúp trị hăm cho bé rất phổ biến. Để trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban nhằm làm dịu và giúp da ẩm, mềm. Tuy nhiên, trước khi thoa, bạn hãy nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng. Và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Cách trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa

Cách trị hăm tã cho bé bằng lô hội

Một trong những cách trị hăm cho bé là dùng lô hội. Lô hội có đặc tính chống viêm. Không những vậy lô hội còn rất giàu vitamin E. Nên đây là một phương pháp có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé. 

Đối với cách chữa hăm cho bé này, bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm. Để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé.

lô hội

Cách trị hăm tã cho bé bằng lá trầu không

Lá trầu không có chứa các “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm sạch và giảm nhanh triệu chứng hăm tã. Đồng thời, các chất vitamin C, B1… trong lá trầu không còn giúp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và phục hồi vùng da bị tổn thương do hăm tã.

Đầu tiên, bạn cần rửa sạch lá trầu không và ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 – 7 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn. Sau đó, đun sôi lá trầu không cùng 1 lít nước sạch trong 10 phút. Đợi nước ấm (35 – 38°C) thì chắt lấy nước. Dùng khăn sạch thấm vào nước lá trầu không và chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm sau khi thay tã.

lá trầu không

Cách trị hăm tã cho bé bằng giấm táo

Axit axetic có trong giấm táo là một chất khử trùng tự nhiên tuyệt vời. Các đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút của giấm táo có thể chống phát ban tã khá hiệu quả.

Cách thức thực hiện phương pháp này cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần cho một thìa cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm sau đó nhúng một miếng vải sạch vào dung dịch này để lau mông cho bé. Thực hiện cách này 1 đến 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả.

giấm táo

Cách trị hăm tã cho bé bằng sữa mẹ

Làm gì để trị hăm tã cho bé khi ở nhà bạn không có những thứ trên? Hãy sử dụng sữa mẹ. Dùng sữa mẹ là một cách trị hăm tã cho bé vừa hiệu quả lại vừa ít tốn kém. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã. Để trị hăm tã bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

SỮA MẸ

>>> Xem thêm: Ăn gì để nhiều sữa cho con bú mà không béo phì?

Lưu ý khi trị hăm tã cho bé tại nhà

Khi trị hăm tã cho bé, cha mẹ nên lưu ý những điều sau. Tránh gây thêm nguy hiểm cho bé:

– Không sử dụng những chất kích ứng.

– Không để bé tiếp xúc với nước nóng.

– Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bé nếu hăm tã không được cải thiện.

 Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về cách trị hăm tã cho bé hiệu quả tại nhà mà Bamboo Life muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bé nhà bạn không bị hăm tã và phát triển tốt hơn.

Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ