3 nguyên tắc bất dịch mẹ cần nhớ khi lên thực đơn ăn dặm cho con

Khi trẻ bước sang tháng thứ 6, vấn đề quan tâm hàng đầu của các bà mẹ chính là việc ăn dặm. Làm sao để lên thực đơn ăn dặm phù hợp giúp con tăng cân khỏe mạnh? Muốn xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm một cách khoa học mẹ hãy nằm lòng những nguyên tắc sau đây.

Thực đơn ăn dặm phải bao gồm đủ 4 nhóm thức ăn

Đây là nguyên tắc về dinh dưỡng vô cùng quan trọng, bắt buộc mọi bà mẹ phải ghi nhớ khi xây dựng thực đơn cho con ăn dặm. Giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng trẻ chỉ cần nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Tuy nhiên, sau 6 tháng, trẻ cần nhiều hơn chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho con đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu

Mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho con đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu

Do đó, khi lên thực đơn ăn dặm, mẹ hãy chú ý cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng sau đây:

  • Nhóm tinh bột: Bao gồm gạo, yến mạch, ngũ cốc
  • Nhóm chất đạm: Bao gồm các loại thịt, cá, trứng
  • Nhóm chất béo: Có trong các loại dầu thực vật
  • Nhóm vitamin: Có nhiều trong rau xanh và hoa ủa tươi.

Lựa chọn thức ăn có cấu trúc hợp độ tuổi

Đây cũng là một vấn đề mà bất cứ người mẹ nào cũng phải ghi nhớ. Không tuân thủ nguyên tắc này không chỉ làm chậm sự phát triển một số kỹ năng của trẻ mà còn khiến cho trẻ trở nên biếng ăn hơn. Hiểu một cách nôm na nhất, đó là trẻ lứa tuổi nào cho ăn đúng với lứa tuổi ấy.

Trẻ mới ăn dặm chỉ nên cho ăn thức ăn xay nhuyễn. Sau 12 tháng bé có thể ăn cháo, cơm nát

Trẻ mới ăn dặm chỉ nên cho ăn thức ăn xay nhuyễn. Sau 12 tháng bé có thể ăn cháo, cơm nát

Nghĩa là, giai đoạn 6 – 8 tháng mẹ hãy cho con ăn bột mịn, xay nhuyễn để con không bị hóc, nghẹn khi ăn. Khi bé được 8 – 12 tháng mẹ cho con ăn bột đặc hoặc cháo để bé tập nhai, nuốt. Trên 12 tháng mẹ nên cho con tập ăn dần thức ăn thô, thức ăn cầm tay.

Khi nấu thức ăn dặm cho trẻ dưới 12 tháng không dùng gia vị

Các loại gia vị như đường, mắm, muối, mì chính tuyệt đối không nêm vào các món ăn cho trẻ dưới 12 tháng. Giai đoạn này vị giác của bé khác rất nhiều so với vị giác của người lớn. Chưa kể các cơ quan chức năng của trẻ chưa hoạt động ổn định. Việc thêm gia vị sẽ khiến cho gan, thận chịu áp lực sớm, về lâu dài gây suy giảm chức năng. 

Trẻ dưới 12 tháng không nên ăn gia vị, nhất là đường và muối

Trẻ dưới 12 tháng không nên ăn gia vị, nhất là đường và muối

Giai đoạn đầu đời của bé, nhu cầu về đường và muối rất ít. Những thành phần này bé sẽ được cung cấp trọn vẹn thông qua sữa mẹ. Nếu mẹ nêm gia vị vào thức ăn dặm của con có thể gây biếng ăn, chậm lớn. Ngoài ra còn làm rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch sau này. Chính vì vậy, khi trẻ trên 12 tháng mẹ hãy cân nhắc lựa chọn gia vị vào các món ăn của con.

Trên đây là 3 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho con yêu. Ngoài chế biến và lựa chọn thực phẩm, mẹ hãy chú ý chọn đồ dùng ăn dặm sợi tre Bamboo Life. Sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Với thành phần sợi tre thiên nhiên, các đồ dùng ăn dặm cho bé từ Bamboo Life không hóa chất độc hại. Mẹ tìm hiểu thông tin sản phẩm tại đây: https://bamboolife.vn/.

Sản phẩm bạn quan tâm

Yếm ăn dặm sillicon có máng Bamboo Life
ghế ăn dặm Bamboo Life

Ghế Ăn Dặm Cho Bé Bamboo Life Đa Năng Cao Cấp

1.399.000 

Bát ăn dặm cho bé sợi tre Bamboo Life BL035

169.000 
chăn sợi tre cho bé Bamboo Life

Chăn sợi tre cho bé Bamboo Life cao cấp

99.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ