10 lỗi khi địu em bé mà ba mẹ nào cũng mắc phải
Hiện nay, việc sử dụng địu em bé ngày càng phổ biến. Địu giúp bố mẹ rảnh tay hơn để vừa chăm bé vừa có thể làm việc. Nhưng nếu bố mẹ không biết cách địu con đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của trẻ. 10 lỗi khi địu em bé ba mẹ nào cũng mắc phải nhưng không phải ai nào cũng để ý tới những điều nhỏ nhặt này. Hãy cùng đọc ngay bài viết Bamboo Life chia sẻ dưới đây để xem mình có mắc phải những lỗi này không ba mẹ nhé.
1) Mua nhầm kích cỡ của địu
Kích thước của địu em bé không thể quá lớn hay quá nhỏ, quá lỏng hoặc quá chặt. Sản phẩm phải phù hợp và có độ chặt vừa phải. Cách tốt nhất để đảm bảo đúng kích cỡ là ba mẹ hãy chọn mua loại địu theo từng giai đoạn phát triển của con.

2) Không đọc hướng dẫn sử dụng
Tuân theo các hướng dẫn sử dụng được cung cấp từ nhà bán là điều rất quan trọng. Mỗi thương hiệu bán các sản phẩm địu em bé đều đã có quá trình nghiên cứu sản phẩm rất kỹ lưỡng. Để đảm bảo những điều tốt nhất cho người địu cũng như em bé. Tuân theo đúng quy trình này sẽ giúp các mẹ bảo đảm an toàn cho bé yêu. Cũng như giúp mẹ chăm con nhẹ nhàng và dễ dàng thành công ngay từ lần đầu tiên khi sử dụng địu cho bé.
3) Địu bé quá lỏng
Việc địu lỏng lẻo không chỉ làm hại con mà còn bất tiện cho mẹ khi sử dụng. Đầu trẻ nên nằm ngả trên ngực, trên lưng hoặc trên vai của mẹ. Một vấn đề khác nữa xảy ra với trẻ khi địu quá lỏng lẻo là nếu tình trạng này để càng lâu thì trẻ càng tụt xuống. Cách tốt nhất để kiểm tra là ấn vào lưng bé. Nếu lưng bé di chuyển ra xa khỏi mẹ thì tức là địu chưa đủ chặt.
4) Nghĩ rằng bản thân được rảnh tay khi sử dụng
Nhiều mẹ địu con say sưa nói về tất cả những công việc mà mình có thể thực hiện được khi đeo trên người đứa con sơ sinh. Nhưng điều quan trọng nhất chính là không bao giờ được lơ là sự an toàn của trẻ. Trẻ có thể cựa quậy và các mối buộc có thể bị lỏng ra. Hãy đặc biệt chú ý khi đang phải làm nhiều việc một lúc. Nhất là khi có liên quan đến việc nấu nướng để kịp thời bảo vệ các con khi có sự cố phát sinh.

5) Che mắt mặt trẻ
Các mẹ nên lựa chọn tư thế sử dụng địu sao cho có thể liếc mắt là thấy được mặt trẻ. Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt thở. Tránh để trẻ úp mặt vào ngực người địu. Hay để cằm con tựa cứng vào ngực người địu. Hãy để cho đầu trẻ quay sang một bên. Và không bao giờ được che đầu các con bằng khăn hoặc tấm vải.
6) Không đỡ cổ cho con
Trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời cơ cổ còn rất yếu. Nếu không cẩn thận đỡ cổ cho trẻ sẽ khiến các con bị hạn chế đường thở. Cũng như ảnh hưởng tới cột sống của con. Tư thế địu thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh chính là tư thế nằm ngang. Vừa giúp con giữ đường cong chữ C của cột sống. Cũng như hạn chế việc ảnh hưởng đến lưng dưới. Tránh được tình trạng loạn sản khớp háng ở trẻ nhỏ.
7) Sử dụng địu ngồi cho con quá sớm
Sử dụng địu ngồi cho con quá sớm sẽ ảnh hưởng đến khớp háng cũng như phần lưng dưới của con. Địu ngồi chỉ thích hợp với các bé trên 6 tháng tuổi. Khi con đã cứng cáp hơn, thích vận động và không chịu được cảm giác bó buộc của địu trợ lực.
8) Áp dụng tư thế địu quay mặt ra ngoài cho con quá sớm
Đừng vội vàng đặt bé trong địu với tư thế mặt quay ra ngoài. Trẻ sơ sinh cần thời gian để cổ cứng. Địu quay mặt ra đằng trước có thể gây kích thích quá mức cho trẻ nhỏ. Độ tuổi thích hợp để áp dụng tư thế địu quay mặt ra ngoài là khi con từ 1 tuổi trở lên. Khi con đã cứng cáp cả về hệ xương, khả năng miễn dịch và muốn tự mình khám phá thế giới. Tư thế này giúp bé thoải mái quan sát và giao tiếp với những người xung quanh.

9) Để bé bị nóng
Đặc biệt vào những tháng mùa lạnh, mẹ có thể mắc sai lầm khi cho con mặc quá nhiều lớp quần áo. Tất cả những lớp quần áo bó kết hợp với thân nhiệt của mẹ có thể khiến bé nóng hơn so với mẹ dự tính. Vì vậy hãy chú ý nếu trẻ đổ mồ hôi hoặc các dấu hiệu khác khi bé bị quá nóng.
10) Không thay đổi vị trí
Nếu mẹ tìm thấy một tư thế địu cảm thấy ổn, điều nên làm nhất chính là không được quen với tư thế đó. Nó không chỉ quan trọng trong việc thử các tư thế địu khác nhau để chuẩn bị cho thời điểm bé lớn hơn và hiếu động hơn. Trong những năm tháng đầu đời, việc đặt đầu trẻ nằm ở cả hai bên đều nhau rất quan trọng. Ví dụ, luôn có trường hợp trẻ quen nằm nghiêng đầu sang trái, có thể khiến mất cân bằng phát triển các cơ và mắc hội chứng đầu phẳng. Chỉ cần hướng đầu trẻ sang phải hoặc chuyển đổi hướng đầu trẻ nằm thường xuyên trong địu cho con.
Hướng dẫn địu bé đúng cách
Bố mẹ địu bé đúng cách sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển hệ xương của trẻ. Giúp định hình thân người của bé từ khi còn nhỏ. Vì thế, trước khi tìm mua địu cho bé sơ sinh, ba mẹ hãy tìm hiểu kỹ hướng dẫn địu bé đúng cách tại đây: Cách địu bé 3 tháng tuổi an toàn mà ba mẹ nên biết
Trên đây là chia sẻ của Bamboo Life về cách địu bé 3 tháng tuổi đúng cách. Hy vọng những thông tin chi tiết này sẽ giúp ích với những ba mẹ bỉm sữa khi chăm sóc bé yêu của mình.
>>> Xem thêm: Có nên dùng địu cho bé 3 tháng tuổi không?
Bình luận