06 sai lầm thường gặp khi hạ sốt cho trẻ tại nhà 

Góc chia sẻ admin 17 - 07 - 2023

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ thường tìm đủ cách để hạ sốt nhanh cho bé. Chẳng hạn như đắp chăn, ủ ấm, tự ý dùng thuốc,… Đây là những sai lầm của bố mẹ có thể dẫn đến tình trạng của con xấu đi. Hãy cùng Bamboo Life điểm qua những sai lầm thường gặp khi hạ sốt cho trẻ tại nhà.

Nguyên nhân trẻ bị sốt

Sốt là cách cơ thể trẻ chiến đấu với vi trùng, vi khuẩn bằng việc kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên. Đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh như cảm lạnh, viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm dạ dày, viêm ruột… Hoặc khi trẻ bị nhiễm trùng tai, phổi, da, họng, bàng quang, thận…

Hoặc sau khi tiêm chủng xong, trẻ cũng có thể bị sốt. Phụ huynh có thể tham khảo cách hạ sốt cho bé sau khi tiêm phòng. Mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt ở trẻ. Tuy nhiên, nếu thân nhiệt trên 38°C, có khả năng trẻ sốt không phải do mọc răng. Ngoài ra, sốt cũng xảy ra bởi tác dụng phụ của thuốc.

Nguyên nhân bé bị sốt

Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị sốt

Phụ huynh nên theo dõi thật kỹ tình trạng sức khỏe của trẻ, ghi nhớ những dấu hiệu biểu hiện trẻ bị sốt. Nhằm kịp thời đưa ra cách hạ sốt cho bé tại nhà hiệu quả, nhanh chóng.

  • Thân nhiệt của trẻ cao hơn 38°C.
  • Trẻ quấy khóc, dễ cáu gắt.
  • Cơ thể đổ mồ hôi và mệt mỏi.
  • Biểu hiện lơ mơ và thở gấp.
  • Bỏ bú, chán ăn, ít uống nước.
  • Ngủ li bì.

Những sai lầm khi hạ sốt cho trẻ tại nhà

Đo nhiệt độ bằng tay

Đây là việc làm hết sức cảm tính của bố mẹ, độ chính xác không cao. Nhiều khi dẫn đến những kết luận sai lầm như cứ thấy trán trẻ nóng ấm thì cho rằng trẻ bị sốt và cho uống thuốc. Bố mẹ nên kẹp nhiệt độ cho trẻ để xác định rõ tình trạng sốt của trẻ:

  • 37.5-38.5°C: sốt nhẹ
  • 38.5-39°C: sốt vừa
  • 39-40°C: sốt cao
  • Hơn 40°C: sốt rất cao

Cho con uống thuốc hạ sốt quá sớm

Tâm lý nhiều bố mẹ thấy con có dấu hiệu sốt liền cho con uống hạ sốt ngay vì nghĩ như vậy con sẽ đỡ mệt và có thể tránh con sốt cao, khó hạ. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa khuyên chỉ nên cho con uống thuốc hạ sốt khi con sốt trên 38.5°C. Dưới 38.5°C thì mẹ nên theo dõi nhiệt độ và sức khỏe của con.

06 sai lầm thường gặp khi mẹ hạ sốt cho trẻ tại nhà

Mẹ nên dùng khăn ấm lau nhẹ nhiều lần ở trán, nách và bẹn con. Tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc cồn để lau cho con. 

Lạm dụng thuốc hạ sốt đặt hậu môn

Việc lạm dụng đặt thuốc hạ sốt hậu môn rất nguy hiểm. Vì có thể khiến con bị nhiễm khuẩn, làm hậu môn con đau rát, khó chịu. Mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn khi con bị nôn, trớ và không uống được thuốc hạ sốt.

Mặc cho con đồ quá ấm

Nhiều mẹ thấy con sốt thì nghĩ con toát mồ hôi sẽ bị lạnh nên sẽ mặc nhiều đồ cho con tránh làm con bị lạnh dẫn đến bị ho, cảm. Chính vì suy nghĩ này đã khiến thân nhiệt con tăng cao, quần áo nhiều khiến cơ thể con khó thoát nhiệt và khiến con bị nguy hiểm hơn. Vì vậy khi con sốt mẹ nên thay cho con những bộ quần áo mỏng, thoáng mát, dễ thoát nhiệt và mẹ nên chú ý nhiệt độ phòng. 

Chườm lạnh để hạ sốt

Khi thấy con sốt cao, một số người tìm mọi cách để làm mát cơ thể cho con như chườm túi đá lạnh, lau người bằng nước lạnh, nước pha rượu hoặc cồn, chà chanh.. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo những phương pháp này không những không hiệu quả trong việc hạ sốt mà còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Chườm lạnh cho bé

Khi chườm lạnh, sờ da trẻ sẽ thấy mát hơn. Nhưng thực tế nhiệt độ cơ thể không hề giảm. Thậm chí trẻ có thể bị ốm nặng hơn vì ngấm lạnh vào người. Hơn nữa, việc chườm hay lau người bằng nước lạnh khi cơ thể trẻ đang nóng có thể gây chênh lệch nhiệt độ quá mức, dẫn tới bỏng lạnh và suy hô hấp.

Cạo gió

Cạo gió để cắt sốt là quan niệm có ở nhiều nơi. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, vì da con rất mỏng và nhạy cảm nên việc cạo gió có thể khiến trẻ dễ bị bầm tím da. Thậm chí là chảy máu, khó đông máu hay nhiễm trùng từ các dụng cụ cạo gió trên da.

Như vậy, bố mẹ nên có những hiểu biết cơ bản để chăm sóc trẻ thật tốt, mau chóng bình phục. Đối với những trường hợp bệnh nặng, bạn cần đưa con tới bác sĩ để điều trị.

Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ