Ăn Dặm Bắt Đầu Vào Thời Gian Nào Thích Hợp Cho Bé ?

Thời gian nào là thích hợp cho bé ăn dặm?

Thời điểm cho bé ăn dặm như thế nào để phù hợp với quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé? Hiện nay, quá nhiều nguồn thông tin khiến mẹ bị bối rối trong việc lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp cho bé. Bài viết dưới đây, Bamboo Life giúp các mẹ có cái nhìn khách quan nhất về thời gian thích hợp cho bé ăn dặm và tự tin cùng nuôi con khôn lớn nhé!

Tại sao bé phải bắt đầu ăn dặm?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, ngoài 6 tháng tuổi nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng cao, bé cần thức ăn đặc hơn để cung cấp các chất dinh dưỡng khác cho sự phát triển trong cơ thể. Ngoài ra, việc bắt đầu ăn dặm còn giúp bé phát triển răng và xương hàm, xây dựng cho bé kỹ năng phát triển khác về ngôn ngữ.

ăn dặm

Ăn dặm được coi là “quá trình trưởng thành” đầu tiên của bé

Khi nào bé bắt đầu ăn dặm ?

Có nhiều yếu tố trong việc quyết định bé nhà bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm, trong đó những yếu tố dưới đây được coi là chủ chốt:

Khi bé bắt đầu được 6 tháng tuổi 

Hiện nay, hầu hết mọi lời khuyên đều cho là trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm khi được khoảng 6 tháng tuổi. Thực phẩm có thể sử dụng theo thứ tự bất kỳ miễn là cung cấp đủ sắt cho bé. Hơn nữa thức ăn cần bổ dưỡng và có kết cấu phù hợp với nhu cầu phát triển của bé. Thời điểm này còn là thời điểm ăn dặm cho bé phù hợp vì:

  • Sự thèm ăn của bé tăng lên và bé không còn được thỏa mãn khi chỉ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Nên cho bé ăn dặm lúc 6 tháng để tránh tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm
  • Hệ tiêu hóa của bé phát triển hơn, có thể tiêu hóa các thức ăn đặc

Khi bé sẵn sàng về mặt thể chất

Tất cả các em bé sẽ có những dấu hiệu khác nhau ở các thời điểm khác nhau khi bé sẵn sàng cho việc ăn dặm. Tuy nhiên hầu hết các em bé sẵn sàng ăn dặm đều có những dấu hiệu như:

  • Bé hay ngẩng cao đầu, có thể kiểm soát đầu và cổ
  • Bé có thể ngồi vững mà không cần hỗ trợ
  • Bé không còn phản xạ đùn thức ăn ra mà đưa lưỡi lên trên và ra trước khi cho ăn.

Bé hứng thú khi thấy đồ ăn

Khi mẹ nhận thấy là thời điểm thích hợp

Khi theo dõi bé, mẹ sẽ thấy các dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm của bé. Bạn sẽ thấy bé quan tâm đến những thức ăn mẹ đang ăn. Bé sẽ với theo hay cố lấy nó ra khỏi miệng bạn. Bé có thể cố với lấy thức ăn trên bàn hoặc há miệng khi mẹ cho ăn gì đó. Hầu hết những dấu hiệu này ở bé xuất hiện vào khoảng 6 tháng hoặc xảy ra ở các thời điểm khác nhau ở mỗi bé. Mẹ có thể theo dõi bé, khi bé đã sẵn sàng về mặt thể chất, mẹ nên cho bé ăn dặm.
Có nhiều bằng chứng cho thấy bắt đầu ăn quá sớm hoặc quá muộn dễ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh dị ứng ở bé. Để tránh tình trạng này, bé nên được bắt đầu ăn dặm khoảng 6 tháng tuổi và vẫn còn bú mẹ.

Khi bé không quá đói hoặc mệt 

Để bé có bữa ăn dặm đầu tiên thuận lợi, mẹ nên cho bé ăn khi bé khỏe và không quá đói. Mẹ không nên cho bé ăn vào thời gian ăn sữa thông thường, bé sẽ cảm thấy đói và chỉ muốn uống sữa để thỏa mãn cơn đó. Tốt nhất nên cho bé ăn sau khi ti sữa thông thường.
Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ đảm bảo khi đó bé vui vẻ và thoải mái. Dấu hiệu của bé khi đói có thể sẽ là:
– Phấn khích khi thấy mẹ chuẩn bị thức ăn
– Nghiêng về phía mẹ khi đang ngồi trên ghế ăn
– Há miệng khi chuẩn bị cho bé ăn

ăn dặm

Bé sẵn sàng ăn dặm khi khỏe mạnh

Quy tắc ăn dặm đúng cách cho bé

Bắt đầu và kết thúc đúng thời gian

Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé ăn dặm trong khoảng thời gian 6-24 tháng tuổi. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn trước 17 tuần và không kéo dài thời gian quá. Khi kéo dài thời gian sẽ dẫn đến những nhược điểm của bé như chậm nhai, khó hòa nhập với chế độ ăn thông thường khi bắt đầu đi lớp.

Ăn từ ít đến nhiều

Lúc bắt đầu, mẹ cho bé ăn bằng bình tập ăn dặm hoặc thìa nhỏ, sau đó tăng dần lượng thức ăn lên. Mẹ chú ý sử dụng thìa nhựa, mềm tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu bằng lượng nhỏ trên đầu muỗng. Khi quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ tăng dần lượng thực phẩm cho bé.
ăn dặm

Ăn từ ngọt đến mặt 

Khi mới tập cho bé ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang,… Sau đó mới thử sang các loại rau, thịt cá. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của bé trong giai đoạn đầu ăn dặm nhé.

Làm quen với thực phẩm mới 3-5 ngày

Khi cho bé ăn thực phẩm mới, mẹ nên thử khoảng 3-5 ngày cho bé quen. Đây là cách giúp mẹ biết bé có dị ứng thực phẩm hay không, nếu bé không có dấu hiệu gì, mẹ có thể cho bé thử món khác.

Cân đối các nhóm thực phẩm

Giống như người lớn, bé cũng cần nguồn dinh dưỡng từ nhiều nhóm thực phẩm như:

  • Nhóm chất đạm: trứng, thịt, cá, sữa, tôm, đậu nành, các loại đậu,…
  • Nhóm bột đường: gạo, bánh mì, bún, phở, ngô, khoai
  • Nhóm chất béo: dầu, bơ, các loại hạt có dầu
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: rau củ và các loại trái cây

Bamboo Life – kích thích bữa ăn dặm cho bé ngon miệng hơn

Khi ăn dặm, bé đã nhận thức được màu sắc, con vật và muốn tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh, đồ dùng ăn dặm đáng yêu sẽ một phần kích thích, giúp bữa ăn của bé trở nên ngon miệng hơn. Bamboo Life tự tin mang đến đồ dùng từ sợi tre, đảm bảo an toàn vệ sinh, không gây chảy nhựa ra đồ ăn của bé. Bamboo Life mang đến những bộ khay ăn dặm sợi tre, bát sợi tre, đũa thìa sợi tre với những hình con vật đáng yêu cho bé. Sản phẩm hiện đang bán rất chạy ở những nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức,.. Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây.

Với những kiến thức cơ bản trên, mẹ có thể hiểu qua: thế nào là ăn dặm cho bé. Ăn dặm với nhiều người khó khăn vì phải tập hoàn toàn cho bé những điều mới, theo dõi Bamboo Life để ăn dặm cho bé khỏe, mẹ nhàn hơn !

Sản phẩm bạn quan tâm

ghế ăn dặm Bamboo Life

Ghế Ăn Dặm Cho Bé Bamboo Life Đa Năng Cao Cấp

1.399.000 
khay ăn dặm cho bé

Khay ăn dặm cho bé sợi tre Bamboo Life BL40

169.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ