Tại sao không nên cho bé ăn dặm sớm?
Hiện nay, rất nhiều mẹ cho bé ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi vì nghĩ rằng điều này sẽ giúp cơ thể bé cứng cáp hơn. Không ít bé ở giai đoạn trước 6 tháng tuổi thường lười bú mẹ, nghịch thức ăn bỏ vào miệng. Mẹ lại xem như đây là “dấu hiệu” để thích hợp cho việc bé ăn dặm. Bài viết dưới đây, Bamboo Life chỉ ra cho các mẹ thông tin kỹ nhất về việc tại sao không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi.
Thời điểm quyết định cho bé ăn dặm
- Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trẻ sẽ được tập cho ăn dặm (còn gọi là ăn sam) khi tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ, trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa.
- Từ khuyến cáo trên, những chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal / ngày trong khi đó trẻ cần tới 700 kcal/ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể.
- Khi cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ không có lợi cho trẻ vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận và thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nếu thức ăn bổ sung chế biến ở mức độ lỏng như sữa mẹ thì thường có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sữa mẹ, không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 6 tháng tuổi, trẻ thường bị thiếu dinh dưỡng do nồng độ các chất dinh dưỡng trong thức ăn lỏng không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ trên 6 tháng tuổi, làm cho trẻ chậm lớn và dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của trẻ quá yếu kém.
Tại sao không nên cho bé ăn dặm quá sớm?
Bé dễ bị dị ứng thức ăn
Từ 0-6 tháng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Bé dễ bị dị ứng thức ăn là một trong những tác hại khi cho bé ăn dặm sớm. Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, do đó việc làm quen sớm với các thực phẩm mới, lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng. Mẹ nên chờ ngoài 6 tháng, hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiên thì bắt đầu cho bé ăn dặm.
Ngay cả khi đã đến lúc ăn dặm, mẹ cũng nên thăm dò khi bé thử mỗi món mới, chỉ nên ăn từng chút một và quan sát phản ứng của bé
Bé dễ có nguy cơ bị béo phì
Nhiều nhà y khoa đã khẳng định trẻ em ngừng bú sữa mẹ trước 4 tháng tuổi có nguy cơ bị béo phì tuổi lên 3 cao hơn so với những bé ăn dặm thời gian tiêu chuẩn. Ban đầu, khi thay đổi thức ăn, bé chưa quen nên không muốn ăn, dễ bị nôn ọe, rối loạn tiêu hóa… Dần dần khi bé đã thích nghi và sẵn sàng đón nhận chế độ ăn dặm một cách bình thường thì các mẹ lại tẩm bổ cho con nhiều quá. Điều này trở thành thói quen tất yếu dẫn đến tăng cân quá mức và bé dễ mắc bệnh béo phì.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng các loại ngũ cốc được đưa vào chế độ ăn trước 4 tháng hoặc sau 7 tháng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.
Bé dễ bị tổn thương dạ dày
Một trong những tác hại khi cho bé ăn dặm sớm là bé dễ bị tổn thương dạ dày. Dạ dày của bé còn non nớt, lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy bảo vệ dạ dày còn rất mỏng. Khi mẹ cho bé ăn dặm sớm, dạ dày co bóp, thực phẩm có kết cấu khác hoàn toàn sữa cọ sát vào dạ dày gây tổn thương. Điều này dễ dẫn đến các bệnh lý của dạ dày khi bé đến tuổi trưởng thành.
Bé có nguy cơ tổn thương thận cao
Không chỉ hệ tiêu hóa của bé gặp vấn đề khi ăn dặm sớm mà thận của bé cũng sẽ có nguy cơ bị tổn thương. Khi còn nhỏ, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không tiết đủ chất nhầy, dịch tiêu hoá thiếu các enzym như amylase (phân cắt tinh bột), protease (chất đạm) và lipase(chất béo), không đủ phân giải protein và lipid… Điều này khiến thận làm việc quá sức và gây cặn lắng ở thận. Nếu mẹ không muốn bé có nguy cơ tổn thương thận cao thì không nên cho bé ăn dặm quá sớm.
Bé chậm lớn dễ mắc bệnh lý lương lai
Khi ăn dặm quá sớm, bé không thể hấp thu dinh dưỡng triệt để từ thức ăn nên sẽ bị thiếu dưỡng chất cần thiết. Đồng thời bé sẽ dễ bị bệnh và chậm lớn hơn bình thường. Bên cạnh đó, ăn dặm sớm quá còn dễ khiến bé bị ezecma, hen, dị ứng thực phẩm. Do lớp màng hấp thụ của ruột chưa hoàn chỉnh nên sẽ hấp thu y nguyên các phân tử protein, kích thích các phản ứng dị ứng và các bệnh liên quan. Mặt khác, thực phẩm dị ứng gây kích thích các phản ứng kháng lại insulin dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Hãy cho bé ăn dặm khi bé sẵn sàng
Mẹ nên kiên nhẫn khi tập cho con ăn dặm, vì đây là bước thay đổi lớn đầu tiên trong sự phát triển của bé và có ảnh hưởng rất lớn đến khẩu vị và thói quen sau này của bé. Không chỉ chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam mà trên toàn thế giới cũng đồng ý rằng thời điểm thích hợp nhất khi bé có thể ăn dặm là 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối ổn định, có thể hấp thu dạng thức ăn mới như bột, cháo loãng nhờ men tiêu hóa. Mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi khi bé đủ lớn để đi theo lộ trình phát triển sẽ đem lại hiệu quả ăn dăm tốt nhất, chất lượng và khoa học.
Bamboo Life – kích thích bữa ăn dặm cho bé ngon miệng hơn
Khi ăn dặm, bé đã nhận thức được màu sắc, con vật và muốn tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh, đồ dùng ăn dặm đáng yêu sẽ một phần kích thích, giúp bữa ăn của bé trở nên ngon miệng hơn. Bamboo Life tự tin mang đến đồ dùng từ sợi tre, đảm bảo an toàn vệ sinh, không gây chảy nhựa ra đồ ăn của bé. Bamboo Life mang đến những bộ khay ăn dặm sợi tre, bát sợi tre, đũa thìa sợi tre với những hình con vật đáng yêu cho bé. Sản phẩm hiện đang bán rất chạy ở những nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức,.. Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây.
Với những kiến thức cơ bản trên, mẹ có thể hiểu qua: thế nào là ăn dặm cho bé. Ăn dặm với nhiều người khó khăn vì phải tập hoàn toàn cho bé những điều mới, theo dõi Bamboo Life để ăn dặm cho bé khỏe, mẹ nhàn hơn !
Bình luận