Ăn Dặm Cho Bé Và Những Sai Lầm Mẹ Hay Gặp Phải

Ăn Dặm Cho Bé Và Những Sai Lầm Mẹ Hay Gặp Phải

Khi bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm là một việc không dễ dàng với các mẹ. Trong thời gian này, các bé phải làm qen với thức ăn đặc và mùi vị lạ, phải học cách “ăn” thay vì chỉ bú mẹ thông thường. Vì vậy các mẹ thường lúng túng khi cho bé bắt đầ ăn dặm. Bài viết dưới đây, Bamboo Life đưa ra những sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm.

Cho bé ăn dặm không đúng thời điểm

Tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra khuyến cáo nên cho bé ăn dặm khi bé đã đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại cho rằng việc bổ sung tinh bột sớm sẽ giúp bé mau lớn, nhanh lên cân. Vì vậy có nhiều gia đình đã cho con ăn dặm khi mới 4-5 tháng tuổi. Điều này là sai lầm vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, khả năng tiêu hóa còn kém. Việc nhận được quá ít chất dinh dưỡng gây ra suy dinh dưỡng cho bé. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra khi cho bé ăn dặm trước 4 tháng sẽ làm bé ngủ không ngon hơn về buổi đêm.
Ngược lại, việc ăn dặm muộn quá (sau 6 tháng tuổi) có thể  ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của bé, khiến cơ thể bé phản kháng và bé không chịu ăn thức ăn đạm

ăn dặm

Mẹ nên cho bé ăn dặm vào 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp

Dùng nước xương để nấu bột cho bé

Nhiều mẹ cho rằng, nước hầm xương ống chứa nhiều canxi, tốt cho sự phát triển của bé. Điều này là sự sai lầm nghiêm trọng. Trên thực tế, trong nước xương có rất ít chất đạm (0.6g/100ml) và rất ít canxi (33.5mg/100ml). Chưa kể đến bé muốn hấp thụ canxi thì tỷ lệ canxi và photpho phải cân đối. Nhưng trong nước xương, lượng photpho lại cực kỳ thấp.
Trong quá trình ninh nấu, chất béo động vật trong tủy xương thoát ra. Đây là chất béo không tốt gây no, khó tiêu và ức chế hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

ăn dặm

Dùng nước hầm xương để nấu bột cho bé là sai lầm

Cho bé ăn nhiều chất đạm (protein) quá

Chất đạm là nguồn cung cấp protein chính cho bé. Trong thời kỳ ăn dặm từ 6-11 tháng, bé cần từ 2g-2,5g chất đạm mỗi ngày, ứng với 20-30g thịt một bữa. Tuy nhiên, khi mẹ quá ưu tiên chất đạm trong bữa ăn của bé lại là sai lầm lớn của mẹ.
Để tiêu hóa được chất đạm, dạ dày của bé phải tiết ra một lượng lớn enzym pepsin và axit HCI, kết hợp với dịch tụy trong ruột non, chúng phá vỡ các chuỗi protein dài thành các đoạn peptit ngắn. Khi bé còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, lượng enzym tiết ra không đủ để thủy phân hết phân tử protein. Do vậy, bữa ăn nhiều chất đạm chỉ làm hệ tiêu hóa thêm vất vả mà lại hấp thu ít dinh dưỡng, còn có thể gây ra táo bón.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên can bằng giữa lượng chất đạm và chất xơ. Chất xơ trong rau rất quan trọng để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, vì trong rau có prebiotic. Prebiotic là nguồn thức ăn nuôi lớn probiotic – lợi khuẩn. Khi rau xuống ruột non và ruột giàm chất xơ giúp các lợi khauran bám trong thành ruột hoạt động mạnh mẽ hơn, khống chế sự phát triển của hại khuẩn, cân bằng hệ tiêu hóa.

Không nên cho bé ăn nhiều chất đạm quá mà nên cân bằng chất xơ cho bé

Ép bé ăn quá nhiều 

Mẹ thường hay ép bé ăn hết khẩu phần và nhồi cho bé ăn nhiều hơn bé muốn. Điều này sẽ làm cho bé chán và có cảm giác sợ ăn. Mẹ cần căn cứ vào độ tuổi và nhu cầu năng lượng của bé để cung cấp lượng thức ăn vừa đủ với bé.

ăn dặm

Nên chú ý đến khẩu phần của bé, không ép bé ăn nhiều

Lạm dụng gia vị cho đồ ăn của bé 

Khi mẹ nấu đồ ăn dặm cho bé thì việc nêm da vị không đúng cách cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, Nguyên nhân là do thận của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi mẹ nêm nhiều mắm, muối hay gia vị sẽ vô tình tạo gánh nặng cho thận, lâu ngày sẽ khiến bé có nguy cơ bị cao huyết áp,, hư thận, phù thũng, rối loạn nhịp tim và nặng hơn là khiến não bộ bé bị tổn thương. Cách nêm gia vị vào thức ăn của bé hợp lý nhất như sau :

  • Bé từ 6-7 tháng: không nên cho gia vị nào vào thức ăn của bé
  • Bé 8-12 tháng: chỉ nêm khỏang 0,5-1g muối mỗi ngày
  • Bé từ 12-36 tháng: có thể sử dụng 1,5g muối mỗi ngày vì dây là giai đoạn thận của bé khá hoàn chỉnh và có thể đào thải lượng muối thừa tốt hơn

Mẹ không nên cho bé ăn mặn quá sớm

Bỏ qua dấu hiệu dị ứng và táo bón của bé

Dị ứng và táo bón là dấu hiệu bé thường gặp trong giai đoạn ăn dặm và những dấu hiệu nguy hại, hoàn toàn không tốt cho sức khở và sự phát triển của bé. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng và táo bón với thực phẩm nào trong bữa ăn dặm thì mẹ nên ngằng việc ăn dặm hoặc không nên cho bé ăn món đó nữa. Chờ đến khi hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện hơn rồi mới thử lại cho bé. Bởi dấu hiệu dị ứng và táo bón cho biết thức ăn tiêu hóa rất chậm.
Mẹ nên bắt đầu lại cho bé ăn dặm với những thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, mà vẫn đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa của bé như kẽm, sắt, vitamin A, glutamine, axit béo, vi khuẩn probiotic

Kéo dài bữa ăn của bé

Một số mẹ thường cho con ăn rong, vừa ăn vừa xem ti vi, máy tính, điện thoại. Điều này ảnh hướng xấu đến thói quen ăn uống của bé. Vì khi ăn, bé sẽ chỉ tập trung vào màn hình ti vi chứ không chú ý đến bữa ăn của mình, mẹ cứ đút ăn là điều không tốt. Mẹ nên rèn cho bé khi ăn cần tập trung cho bé vào việc ăn uống, bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút.

ăn dặm

Mẹ nên cho bé tập trung vào bữa ăn chứ không nên cho bé đi ăn rong

Bamboo Life – kích thích bữa ăn dặm cho bé ngon miệng hơn

Khi ăn dặm, bé đã nhận thức được màu sắc, con vật và muốn tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh, đồ dùng ăn dặm đáng yêu sẽ một phần kích thích, giúp bữa ăn của bé trở nên ngon miệng hơn. Bamboo Life tự tin mang đến đồ dùng từ sợi tre, đảm bảo an toàn vệ sinh, không gây chảy nhựa ra đồ ăn của bé. Bamboo Life mang đến những bộ khay ăn dặm sợi tre, bát sợi tre, đũa thìa sợi tre với những hình con vật đáng yêu cho bé. Sản phẩm hiện đang bán rất chạy ở những nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức,.. Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây.

Với những kiến thức cơ bản trên, mẹ có thể hiểu qua: thế nào là ăn dặm cho bé. Ăn dặm với nhiều người khó khăn vì phải tập hoàn toàn cho bé những điều mới, theo dõi Bamboo Life để ăn dặm cho bé khỏe, mẹ nhàn hơn !

Sản phẩm bạn quan tâm

45.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ