Sai lầm cần tránh khi mẹ cho bé ăn dặm cần chú ý

Giai đoạn ăn dặm vô cùng quan trọng với bé vì đây là quãng thời gian chuyển tiếp từ việc bú sữa mẹ hoàn toàn sang những thực phẩm dạng cứng hơn. Bố mẹ cần phải biết cách cho bé ăn dặm đúng cách để bé phát triển tốt nhất. Bài viết dưới đây Bamboo Life giúp các mẹ hiểu rõ sai lầm khi ăn dặm để cho bé có quá trình ăn dặm tốt nhất.

Cho bé ăn dặm quá sớm/quá muộn 

Đây là một sai lầm phổ biến vì nhiều cha mẹ cho rằng cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp bé khỏe mạnh, mau lớn và cứng cáp hơn. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ trong sáu tháng đầu đời còn non yếu, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu.

Từ sáu tháng tuổi, hãy bắt đầu cho bé tập ăn dặm với nguyên tắc từ ít đến nhiều, loãng đến đặc, từ một loại đến nhiều loại thực phẩm và cố gắng tập cho bé ăn cả xác bắt đầu mịn, sau thô dần để bé thích nghi.

bé ăn dặm

Cho bé ăn dặm quá sớm/quá muộn

Cho bé ăn dặm sai cách 

Ăn quá ít hay quá nhiều đều không tốt như nhau. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý:

  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Từ vài muỗng bột/ngày tăng dần đến ½ chén rồi đến 1 chén/ngày. Từ một lần bột/ngày lúc bé 4-5 tháng tuổi đến 2 lần bột/ ngày lúc bé 6 – 7 tháng tuổi.
  • Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên pha bột gạo với nước rau; sau đó thêm nước thịt, rồi thêm dầu ăn và sau đó ăn luôn cả xác rau, thịt.
  • Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Từ loãng như nước cơm rồi sệt dần, sau đó sẽ là bột đặc.

Mẹ ép bé ăn và kéo dài bữa ăn 

Hành trình ăn dặm đòi hỏi tâm lý bé phải thoải mái và vui vẻ. Nếu bắt con ăn nhiều, cố ép bé ăn hết sẽ chỉ làm cho bé sợ ăn, dẫn đến biếng ăn tâm lý về sau sẽ rất khó trị.

Cho bé ăn kéo dài một đến hai tiếng vừa làm vữa chén bột (hoặc cháo) gây khó ăn, vừa dẫn đến thời gian ăn bữa sau quá gần khiến bé chưa cảm thấy đói. Mỗi bữa tốt nhất chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút. Mẹ không ngừng sáng tạo để giúp mỗi bữa ăn của trẻ là sự trải nghiệm và khám phá thú vị.

Bữa ăn dặm kéo dài khiến bé chán ăn

Cho bé ăn nhiều chất quá sớm 

Lượng đạm bé cần mỗi ngày là 4-4,5g/kg thể trọng (với trẻ 1 tuổi, mỗi ngày dùng tối đa 1 lạng thịt), lượng dầu mỡ cũng tương tự như vậy, trong đó 50% là mỡ thực vật. Lượng bột phải cao gấp 4 lần.

Trong năm đầu, việc nuôi trẻ có một mâu thuẫn: trẻ cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển trong khi hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi không khéo sẽ gây tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng và còi xương.

Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh và đừng vì sốt ruột mà cho trẻ ăn quá bổ dưỡng. Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn vài lạng thịt/ngày và ngạc nhiên thấy bé ngày càng còi cọc, đó là do khẩu phần quá nhiều đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn, gây phân sống, tiêu chảy, càng nuôi càng chậm lớn.

Không kiên nhẫn khi bé tập ăn dặm 

Kiên nhẫn tập cho con ăn dặm là điều rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống sau này của trẻ. Nếu không kiên trì tập, mẹ chỉ cho bé ăn cháo xay nhuyễn hoặc những món ăn quen thuộc, lâu dần bé sẽ bị thiếu chất, chán ăn, kén ăn, không biết nhai, không cảm nhận được mùi vị thức ăn và suy dinh dưỡng.

Cắt giảm phần sữa của bé

Thực tế là bé dưới 1 tuổi vẫn cần sữa cho bữa chính, bột/cháo chỉ là bữa phụ, ăn thêm, ăn chơi thôi. Trẻ dưới 12 tháng tuổi lớn là nhờ sữa không phải nhờ ăn. Nhiều mẹ khi bắt đầu cho con ăn dặm là giảm luôn lượng sữa cần phải có đủ trong ngày cho bé, với lý do: uống sữa nhiều thì bụng đâu mà ăn cháo/bột.

Các mẹ nên nhớ, bé 5 tháng tuổi cần 1.200 – 1.400 ml sữa mỗi ngày. Lên 6 tháng, bắt đầu tập ăn dặm, nhưng cũng cần uống lượng sữa từ 1.200 – 1400 ml sữa mỗi ngày, còn ăn dặm chỉ là vài muỗng nhỏ “tập sự”. Trẻ 8 tháng tuổi ngoài ăn dặm phải uống từ 900ml – 1200ml sữa và 10 tháng tuổi vẫn cần uống từ 700ml – 1.000 ml sữa mỗi ngày. Lượng sữa này có thể ít hay nhiều tùy nhu cầu của từng bé.

Mẹ cắt giảm sữa cho bé quá sớm

Mẹ thiếu kiên nhẫn khi cho bé ăn dặm

Không kiên trì sẽ dẫn đến mẹ thất vọng khi con ăn thô kém, con ăn ít, con hay ói-nhè. Thực tế, khi thử tập cho bé ăn một món mới, một loại thức ăn mới, bé cần nhiều ngày liên tục để làm quen với món ăn. Ăn thô cũng diễn ra từ từ, có bé 1 tuổi đã ăn thô giỏi, ăn được cả cơm hột, nhưng có bé 2 tuổi vẫn ăn cháo.

Không kiên trì khiến cả mẹ và bé đầu hàng với việc ăn dặm (tập ăn), hoặc không theo các bước, dễ thỏa hiệp với cháo xay nhuyễn hoặc chỉ ăn những món quen thuộc. Lâu dần dẫn tới tình trạng bé suy dinh dưỡng, ốm yếu, biếng ăn…

Bamboo Life – kích thích bữa ăn dặm cho bé ngon miệng hơn

Khi ăn dặm, bé đã nhận thức được màu sắc, con vật và muốn tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh, đồ dùng ăn dặm đáng yêu sẽ một phần kích thích, giúp bữa ăn của bé trở nên ngon miệng hơn. Bamboo Life tự tin mang đến đồ dùng từ sợi tre, đảm bảo an toàn vệ sinh, không gây chảy nhựa ra đồ ăn của bé. Bamboo Life mang đến những bộ khay ăn dặm sợi tre, bát sợi tre, đũa thìa sợi tre với những hình con vật đáng yêu cho bé. Sản phẩm hiện đang bán rất chạy ở những nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức,.. Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây.

Với những kiến thức cơ bản trên, mẹ có thể hiểu qua: thế nào là ăn dặm cho bé. Ăn dặm với nhiều người khó khăn vì phải tập hoàn toàn cho bé những điều mới, theo dõi Bamboo Life để ăn dặm cho bé khỏe, mẹ nhàn hơn !

Sản phẩm bạn quan tâm

WordPress › Lỗi

Đã có một lỗi nghiêm trọng trên trang web của bạn.

Tìm hiểu thêm về gỡ lỗi trong WordPress.