Phương pháp ăn dặm truyền thống và những gì mẹ cần biết
Phương pháp ăn dặm truyền thống và những gì mẹ cần biết
Khi bé bắt đầu được 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Ngoài những phương pháp kiểu Nhật và BLW, các mẹ vẫn hay áp dụng cho bé phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống. Bài viết dưới đây Bamboo Life đưa ra các thông tin cơ bản nhất về phương pháp ăn dặm truyền thống cho các mẹ tham khảo
Ăn dặm truyền thống là gì?
Ăn dặm truyền thống là phương pháp lâu đời và phổ biến ở Việt Nam. Khi bé đến giai đoạn ăn dặm, mẹ sẽ nấu bột với rau, củ, thịt, cá xay nhuyễn cho bé ăn. Ăn dặm truyền thống thường cho bé ăn nhiều chất béo, đạm trong giai đoạn tập ăn. Khi bé bắt đầu mọc răng sẽ chuyển sang ăn cháo.
Khi áp dụng phương pháp ăn dặm này cho con, mẹ phải rất khéo léo kết hợp các loại thực phẩm để nấu món ăn từ màu sắc đến mùi vị. Việc lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon và đầy đủ dinh dưỡng là yếu tố chủ chốt để thức ăn được hấp dẫn và đảm bảo dinh dưỡng.
Đặc điểm nổi bật của phương pháp ăn dặm truyền thống
– Mẹ nấu bột lẫn với thịt và rau thành bữa ăn cho bé
– Tiến độ ăn thô dần dần từ bột đến cháo vỡ, cháo nguyên hạt đến cơm nát và cơm bình thường. Kéo dài từ 6 tháng đến khoảng 2 tuổi
– Bữa ăn kéo dài vì bé sẽ được cho ăn trước hoặc sau bữa ăn của cả nhà
– Thường bé sẽ được bế, ăn rong, nhìn ti vi nên bữa ăn sẽ không tập trung, hình thành thói quen xấu cho bé.
Ưu điểm
- Tuân thủ phương pháp ăn dặm theo các giai đoạn cho bé. phương pháp này tạo cho bé thói quen tốt về ăn uốn, tránh trường hợp bé biếng ăn và dạ dày phải làm việc sớm quá.
- Đảm bảo cho bé bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đủ các nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất
- Thời gian chế biến không quá dài, nhanh chóng và tiện lợi cho mẹ
Nhược điểm
- Bé biết ăn thô muộn, nhất là khi mẹ quên không để ý tới việc tăng dần độ thô theo tháng tuổi trong thức ăn của bé
- Khi mẹ kết hợp nhiều loại thực phẩm rồi chế biến, bé sẽ khó kết hợp được mùi vị của từng loại thức ăn. Điều này sẽ khiến bé nhanh chán ăn và không có cảm giác thèm ăn, không muốn ăn.
- Bé khó tập trung ăn uống do bữa ăn chưa được kéo dài, ăn rong hoặc vừa ăn vừa chơi
Nguyên tắc ăn dặm truyền thống
Để quá trình ăn dặm của bé là khoảng thời gian đánh dấu quãng trưởng thành cho bé thì mẹ cũng nên lưu ý những điều cơ bản như:
– Ăn dặm đúng thời điểm: Giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm được là khoảng 6 tháng tuổi. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn, điều này sẽ có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô của bé sau này.
– Ăn theo nhu cầu của bé: Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều vì trong thời gian này thức ăn chính của bé vẫn là sữa mẹ, ăn dặm chỉ là các bữa phụ. Mẹ chú ý khi nào bé đói bé sẽ tự đòi ăn. Điều này sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, để bé chú ý tập trung ăn uống, mẹ hạn chế bé đi ăn rong, nhìn điện thoại hay tivi, tạo thói quen ăn tốt cho bé.
– Thực đơn phong phú, đa dạng: Mẹ nên xây dựng thực đơn cho bé đa dạng với các món ăn dặm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đổi món, đổi bữa cho bé để bé làm quen được với nhiều loại thức ăn. Giúp mẹ có thể phát hiện được khẩu vị của bé.Mẹ có thể tham khảo các món ăn qua kinh nghiệm của bà, của mj hay phương pháp trên internet hay những cuốn sách ăn dặm được bán trong hiệu sách.
Áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống như thế nào?
Phương pháp ăn dặm truyền thống đã được áp dụng qua nhiều thế hệ và nhận được sự đồng tình của nhiều chị em. Với phương pháp này, bé sẽ được ăn những thức ăn xay nhuyễn và trộn chung với nhau thành hỗn hợp cháo. Đặc biệt như bí đỏ, thịt bò, cua, cá,…
Thông thường, khẩu phần ăn của bé thường là 1 bát nhỏ hoặc 1 đĩa. Đối với phương pháp này, mẹ cần chú ý từng giai đoạn phát triển của bé để chuẩn bị các nguồn thức ăn hợp lý.
Giai đoạn 1
- Khi bé 5,5-6 tháng tuổi
- Giai đoạn này, mẹ bắt đầu giảm sữa, thay vào đó cho bé ăn bột tự xay hoặc bột pha sẵn mua ở siêu thị uy tín và dễ chế biến. Các sản phẩm này có mùi và hương vị khác nhau để mẹ có thể tùy ý lựa chọn. Mẹ có thể xay thêm thịt, trứng gà, rau củ để bổ sung dưỡng chất cho bé.
- Mẹ tránh cho bé ăn lòng trắng trứng vì dễ gây táo cho bé, không sử dụng quá nhiều gia vị trong thức ăn của bé. Mẹ theo dõi thời gian bé phát triển để thay đổi độ thô trong thức ăn cho bé
Giai đoạn 2
- 7-9 tháng tuổi
- Thời gian này, mẹ chuyển dần cho bé sang ăn cháo với mật độ nhiều hơn. Mẹ bắt đầu cho bé ăn 2 bữa bột và 1 bữa cháo mỗi ngày sau đó dần chuyển sang ăn cháo khi bé đã đủ lớn.
- Thời gian này mẹ không cần xay nhuyễn quá thức ăn như giai đoạn 1, mẹ có thể băm nhỏ thức ăn để bé làm quen dần với thức ăn thô
Giai đoạn 3
- 9-12 tháng tuổi
- Không như 2 giai đoạn trên, thời gian này bé đã có thể ăn cháo nguyên hat. Mẹ có thể tập dần cho bé ăn cơm khi bé đã đủ lớn. Tuy nhiên mẹ vẫn cần cắt nhỏ thức ăn để phù hợp với khuôn miệng bé. Mẹ hãy tạo niềm vui cho bé để bé tập trung ăn uống, không bị phụ thuộc ăn rong hay nhờ ti vi, điện thoại.
Bamboo Life – kích thích bữa ăn dặm cho bé ngon miệng hơn
Khi ăn dặm, bé đã nhận thức được màu sắc, con vật và muốn tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh, đồ dùng ăn dặm đáng yêu sẽ một phần kích thích, giúp bữa ăn của bé trở nên ngon miệng hơn. Bamboo Life tự tin mang đến đồ dùng từ sợi tre, đảm bảo an toàn vệ sinh, không gây chảy nhựa ra đồ ăn của bé. Bamboo Life mang đến những bộ khay ăn dặm sợi tre, bát sợi tre, đũa thìa sợi tre với những hình con vật đáng yêu cho bé. Sản phẩm hiện đang bán rất chạy ở những nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức,.. Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây.
Với những kiến thức cơ bản trên, mẹ có thể hiểu qua: thế nào là ăn dặm cho bé. Ăn dặm với nhiều người khó khăn vì phải tập hoàn toàn cho bé những điều mới, theo dõi Bamboo Life để ăn dặm cho bé khỏe, mẹ nhàn hơn !
Bình luận