Những vấn đề liên quan đến cách cho bé ăn dặm

Dinh dưỡng trong năm đầu đời  rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Khi bước sang tháng thứ 6, nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng của trẻ tăng cao. Đây là lúc mẹ cần cho bé ăn dặm để bổ sung dưỡng chất. Cách cho bé ăn dặm khoa học là dựa trên sự sẵn sàng, kỹ năng ăn uống và độ tuổi phát triển của trẻ.

Nhu cầu về lượng thức ăn của bé thay đổi như thế nào khi ăn dặm?

Trong năm đầu đời nguồn thức ăn quan trọng và cần thiết nhất của trẻ vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên bú từ 8 đến 12 lần một ngày. Thời gian bú khoảng 10 đến 15 phút mỗi bên vú trong mỗi lần bú. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức nên được cho bú từ 6 đến 10 lần một ngày, kể cả qua đêm. Không nên cho thêm thức ăn vào bình sữa, chẳng hạn như ngũ cốc, gạo vì có thể gây béo phì, giảm hàm lượng dưỡng chất.

Từ 6 tháng nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên do vậy mẹ cần cho bé ăn dặm để bổ sung dưỡng chất

Từ 6 tháng nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên do vậy mẹ cần cho bé ăn dặm để bổ sung dưỡng chất

Khi bé 6 tháng mẹ nên cho bé làm quen với nhiều nhóm thức ăn khác và bé bắt đầu ăn thức ăn đặc. Vì vậy, sau 6 tháng bé sẽ bú ít hơn giai đoạn sơ sinh. Lúc này, mẹ cần tăng dần lượng thức ăn đặc và giảm dần lượng sữa. Việc mẹ cho trẻ ăn bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhu cầu ăn của từng bé.

Làm thế nào để biết con no hay đói?

Vì chưa thể nói được nên bé sẽ phản ứng với việc đói hay no thông qua những cử chỉ và hành động. 

Dấu hiệu bé đói

Em bé có thể khóc hoặc quấy khóc vì đói, mệt, khó chịu. Một số dấu hiệu chung cho thấy bé đang đói bao gồm:

  • Trẻ mím môi ra dấu hiệu đòi ăn.
  • Bé luôn hướng về phía vú mẹ hoặc bình sữa.
  • Chỉ vào thìa, thức ăn hoặc tay của người cho ăn.
  • Đưa tay lên miệng và mút tay của chính mình.
  • Khi các tín hiệu đói bị bỏ qua, bé có xu hướng khó chịu, quấy khóc.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên, mẹ hãy nắm bắt và cho bé ăn kịp thời nhé!

Mẹ có thể biết bé ăn đã đủ no hay chưa dựa vào các biểu hiện của trẻ

Mẹ có thể biết bé ăn đã đủ no hay chưa dựa vào các biểu hiện của trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ đã ăn no

Một số dấu hiệu cho thấy bé đã ăn no, mẹ hãy dừng việc cho bé ăn. Các dấu hiệu này bao gồm:

  • Rời miệng khỏi bình sữa, thìa hoặc vú.
  • Ngủ gật hoặc buồn ngủ.
  • Thay đổi tư thế, lắc đầu, ngậm chặt miệng, chủ động vận động tay.
  • Đưa thức ăn trở lại bàn ăn hoặc khay ăn.

Làm thế nào biết bé đã sẵn sàng ăn dặm?

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, nếu mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, thì mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 4 – 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ có thể trạng và sự phát triển khác nhau. Vậy đâu là những dấu hiệu để biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm? Mẹ hãy chú ý những biểu hiện sau đây của bé nhé!

  • Bé có thể ngồi thẳng và cân bằng trên ghế ăn dặm.
  • Đầu bé thẳng và bé có thể kiểm soát cử động của đầu, cổ trong một thời gian dài.
  • Sau 8 đến 10 lần bú mẹ hoặc bú sữa công thức thì bé vẫn có thêm nhu cầu ăn uống nhiều hơn.
  • Bé sẵn sàng há miệng để nhận thìa ăn.

Cách cho bé ăn dặm khoa học từ chuyên gia dinh dưỡng

Cho bé ăn dặm không chỉ đơn giản là bổ sung thêm nhiều thức ăn cho bé. Quan trọng hơn cả, nó là cả một quy trình, quy tắc. Thực hiện đúng sẽ giúp bé phát triển tốt nhất và loại bỏ một số thói quen không tốt về sau. Dưới đây là hướng dẫn cách ăn dặm khoa học từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu.

Quy trình cho bé làm quen thức ăn

Việc bé đang bú sữa hoàn toàn, giờ bổ sung thêm các món ăn khác là một sự thay đổi lớn. Do đó, mẹ cần thực hiện quy trình cho bé làm quen với thức ăn như sau:

  • Bắt đầu cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn dạng đặc. Đó có thể là bột ăn dặm hoặc trái cây mềm. Số lượng ban đầu từ một thìa cà phê và sau đó tăng lên một thìa canh. 
  • Bắt đầu cho bé làm quen với bột ăn dặm có vị ngọt từ các loại ngũ cốc hoặc hoa quả. Sau đó bé sẽ làm quen với các nhóm thức ăn khác là rau, trái cây và thịt.
  • Cứ sau 3 đến 5 ngày mẹ lại cho bé ăn một loại thức ăn mới. Khi cho bé ăn bất cứ món ăn nào mẹ hãy để ý phản ứng của bé. Một số bé hào hứng nhưng một số bé thì không. Ngoài ra, một số bé có thể bị dị ứng với món ăn nào đó. Mẹ cần ghi nhớ rõ những điều này để có kinh nghiệm chế biến các món ăn phù hợp với cơ thể bé về sau.
Mẹ hãy cho bé thời gian làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau

Mẹ hãy cho bé thời gian làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau

Quy trình chế biến món ăn dặm cho bé

Trong quá trình chế biến món ăn dặm cho bé, mẹ chú ý những điều dưới đây:

  • Trong những bữa ăn đầu tiên, mẹ có thể sử dụng bột dặm pha sẵn bằng cách hòa bột cùng nước nóng và cho bé ăn.
  • Nếu mẹ tự làm thức ăn cho bé, nên sử dụng đậu Hà Lan, ngô và khoai lang xay nhuyễn. Không thêm muối, đường hoặc hương liệu khác vào món ăn của trẻ. 
  • Thịt và rau chứa nhiều chất dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần hơn trái cây hoặc ngũ cốc. Vì vậy khi bé ăn bột mặn cũng là lúc mẹ bắt đầu bổ sung các loại thịt, cá vào khẩu phần của bé.
  • Theo khuyến cáo của các tiến sĩ dinh dưỡng tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép trái cây. Mẹ nên cho bé uống nước lọc sau mỗi bữa ăn hoặc uống sữa công thức.
  • Khi bé có thể đưa tay cầm thức ăn lên miệng (thường là khoảng 9 đến 12 tháng), mẹ có thể giảm dần thức ăn nghiền và cho bé ăn nhiều thức dạng thô.
Mẹ nên cho bé bổ sung các nhóm thực phẩm đa dạng, trong đó không thể thiếu protein

Mẹ nên cho bé bổ sung các nhóm thực phẩm đa dạng, trong đó không thể thiếu protein

Những vấn đề quan trọng mẹ cần chú ý khi cho bé ăn dặm

Để biết cách cho bé ăn dặm khoa học nhất, mẹ cần tránh những điều sau đây:

Những nhóm thực phẩm mẹ không nên cho bé ăn dặm

Sẽ có những loại thực phẩm không tốt cho giai đoạn ăn dặm của bé. Do đó, cách cho bé ăn dặm lành mạnh nhất là hãy loại bỏ những nhóm thực phẩm đó trong thực đơn của bé. Dưới đây là một số thức ăn mẹ không nên cho bé dưới 12 tháng ăn:

  • Những loại thực phẩm có vị cay, mặn và chứa đường.
  • Không cho bé sử dụng mật ong vì trong mật ong có chứa thành phần độc tố có thể gây ngộ độc cho bé.
  • Không nên cho trẻ uống sữa bò hoặc cho sữa bò vào món ăn của trẻ. Sữa bò không đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ đồng thời nó có thể gây dị ứng. Vì vậy mẹ chỉ nên cho bé uống sữa bò khi trẻ trên 12 tháng.
  • Không cho bé ăn những thức ăn dễ gây hóc như kẹo dẻo, các loại hạt.

Những điều mẹ nên làm để rèn luyện thói quen ăn uống của bé

Tập cho bé thói quen ăn uống tập trung là điều rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe hệ tiêu hóa. Do đó, ngoài các cách cho bé ăn dặm ở trên, mẹ cần chú ý những điều sau để rèn cho bé thói quen ăn uống khoa học.

  • Giới hạn thời gian mỗi bữa ăn của trẻ từ 15 đến 20 phút. Không cho bé vừa ăn vừa xem tivi hoặc chơi đùa vì sẽ khiến bé sao nhãng khi ăn.
  • Luôn cho bé ăn ở tư thế ngồi thẳng trên ghế ăn dặm. Sử dụng khay, thìa, dụng cụ ăn dặm bằng các chất liệu tự nhiên như sợi tre, để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Luôn quan sát khi trẻ đang ăn và nhắc nhở con phải tập trung trong suốt bữa ăn của mình.
Mẹ luôn hướng trẻ tập trung vào bữa ăn của mình

Mẹ luôn hướng trẻ tập trung vào bữa ăn của mình

Trên đây là những thông tin về cách cho bé ăn dặm. Chắc chắn rằng, ngoài lựa chọn thực phẩm, chế độ ăn phù hợp thì lựa chọn đồ dùng ăn dặm an toàn cho bé là mối quan tâm của không ít bà mẹ. Hiểu được điều đó, Bamboo Life đã đồng hành cùng mẹ bằng một loạt các sản phẩm làm từ sợi tre. Đây là nguyên liệu từ tre  qua công đoạn tiệt trùng và sản xuất khép kín, đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối. Mẹ ghé thăm website https://bamboolife.vn/ để tham khảo thêm kiến thức nuôi con và tìm hiểu về các sản phẩm làm từ sợi tre cho bé nhé!

Sản phẩm bạn quan tâm

ghế ăn dặm Bamboo Life

Ghế Ăn Dặm Cho Bé Bamboo Life Đa Năng Cao Cấp

1.399.000 
Yếm ăn dặm sillicon có máng Bamboo Life
gối chống bẹp đầu Bamboo Life

Gối chống bẹp đầu cao cấp cho bé Bamboo Life

119.000 
khay ăn dặm cho bé

Khay ăn dặm cho bé sợi tre Bamboo Life BL40

169.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ