Mẹ có nên cho bé ăn dặm quá sớm?

Ăn Dặm Sớm Cho Bé? Mẹ Nên Hay Không Nên? 

Các mẹ luôn muốn con tăng cân, phát triển và lớn nhanh. Vì thế nhiều mẹ cố ý đẩy nhanh giai đoạn, cho bé ăn dặm sớm từ 4 tháng tuổi. Trên thực tế, việc mẹ cho bé ăn dặm sớm không mang lại hiệu quả giúp bé tăng cân, phát triển mà còn vô tình làm bé biếng ăn, kém hấp thu hay các tình trạng bệnh lý khác. Bài viết dưới đây Bamboo Life cùng các mẹ tìm hiểu thông tin có nên cho bé ăn dặm sớm không?

Mẹ có nên cho bé ăn dặm sớm ?

Mẹ có nên cho bé ăn dặm sớm ?

Khi cho bé ăn dặm quá sớm sẽ không có lợi vì hệ tiêu hóa của bé dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận và thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nếu thức ăn bổ sung chế biến ở mức độ lỏng như sữa mẹ thì thường có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sữa mẹ, không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của bé.
Cho bé ăn dặm sớm sẽ bỏ lỡ một số chất dinh dưỡng thiết yếu từ sữa mẹ. Điều này có nghĩa là trẻ có thể không nhận được tất cả năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết để giúp bé phát triển.
Nhiều bà mẹ khi thấy bé chưa được 6 tháng tuổi nhưng khi thử cho bé ăn bột thì bé có vẻ thích và ăn nhiều. Tuy nhiên, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế, điều này dẫn đến hai nguy cơ: bé dễ bị tiêu chảy vì không thể tiêu hóa được thức ăn hoặc bị đưa vi trùng từ ngoài vào qua nước uống hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn; trẻ bú mẹ giảm và kéo theo lượng sữa mẹ giảm.

Thời gian đầu ăn dặm, mẹ chú ý sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con nhé

Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày, trong khi đó bé cần tới 700 kcal/ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể.Lúc này, sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng duy nhất cho bé, không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Khi cho trẻ ăn dặm không chỉ đúng cách, mà còn phải đúng thời điểm, để đảm bảo bé hấp thu tốt nhất. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để xác định xem trẻ 6 tháng tuổi đã thực sự có nhu cầu ăn dặm chưa cần dựa vào những biểu hiện sau:

  • Cân nặng của trẻ đã tăng gấp đôi so với cân nặng khi sinh.
  • Trẻ đã biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi để mẹ có thể đút thức ăn dễ dàng cho trẻ.
  • Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa khi cho trẻ ăn.
  • Trẻ đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
  • Lưỡi trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (lúc trẻ còn nhỏ khi cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ cũng đẩy ra, trừ núm vú).
  • Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn mà gia đình hay bố mẹ cho ăn.

Quy tắc ăn dặm đúng cách cho bé

Khi bắt đầu ăn dặm, nên cho bé ăn bột loãng, đây là loại thức ăn mềm nhất mà bé có thể nuốt. Khi bé càng lớn thì làm bột đặc dần, sau đó dần dần cho thêm dầu, thịt, cá, rau… với nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ một loại đến nhiều loại. Nên cho bé ăn từ từ, ít một rồi tăng dần lên 200ml mỗi bữa, tập cho bé quen dần với thức ăn mới. Mỗi lần chỉ cho một loại thức ăn mới. Loại thức ăn nào khi bắt đầu cho trẻ ăn cũng cho ăn ít một sau đó ăn tăng dần. Mẹ không nên ép bé ăn đủ số lượng nhiều từ ban đầu và không nên lo lắng khi bé chưa chịu ăn. Nên cho trẻ tập ăn sữa chua, hoa quả. Mỗi ngày có thể cho bé uống 20ml nước hoa quả hoặc hoa quả nghiền.

Khi mới ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, ăn từ ít đến nhiều, loãng đến đặc

Mỗi bữa ăn của bé phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm (bột đường, đạm, rau củ và dầu mỡ) với sự thay đổi món đa dạng, đủ lượng và đủ chất. Nếu bé ăn thiếu một trong 4 loại thực phẩm này đều làm cho békhông phát triển tốt được.
+ Chất bột đường: có trong các loại gạo, bột mì, khoai mì, khoai lang, bắp, đường ăn các loại…
+ Chất đạm: nhiều trong các loại thịt động vật, cá, tôm, cua, gan, trứng, các loại đậu như đậu nành (đậu hũ), đậu phộng, đậu xanh, đậu đen…
+ Chất béo: các loại dầu ăn, mỡ động vật, trong đậu phộng, mè…
+ Vitamin: các loại rau có lá màu xanh, trái cây tươi.
Ăn dặm quá sớm hay quá muộn không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn là một trong những nguyên nhân gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Cho bé ăn bổ sung quá muộn cũng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của bé, các bé thường bị thiếu dinh dưỡng do đậm độ các chất dinh dưỡng trong thức ăn lỏng không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của bé trên 6 tháng tuổi, làm cho bé chậm lớn và dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của bé quá yếu kém.

Bamboo Life – kích thích bữa ăn dặm cho bé ngon miệng hơn

Khi ăn dặm, bé đã nhận thức được màu sắc, con vật và muốn tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh, đồ dùng ăn dặm đáng yêu sẽ một phần kích thích, giúp bữa ăn của bé trở nên ngon miệng hơn. Bamboo Life tự tin mang đến đồ dùng từ sợi tre, đảm bảo an toàn vệ sinh, không gây chảy nhựa ra đồ ăn của bé. Bamboo Life mang đến những bộ khay ăn dặm sợi tre, bát sợi tre, đũa thìa sợi tre với những hình con vật đáng yêu cho bé. Sản phẩm hiện đang bán rất chạy ở những nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức,.. Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây.

Với những kiến thức cơ bản trên, mẹ có thể hiểu qua: thế nào là ăn dặm cho bé. Ăn dặm với nhiều người khó khăn vì phải tập hoàn toàn cho bé những điều mới, theo dõi Bamboo Life để ăn dặm cho bé khỏe, mẹ nhàn hơn !

Sản phẩm bạn quan tâm

khay ăn dặm cho bé

Khay ăn dặm cho bé sợi tre Bamboo Life BL40

169.000 

Bát ăn dặm cho bé sợi tre Bamboo Life BL035

169.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ