Mấy tháng cho bé ăn dặm? Giải đáp băn khoăn của mọi bà mẹ

Rất nhiều bà mẹ quan tâm đến vấn đề máy tháng cho bé ăn dặm. Đây là thời điểm đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Bé sẽ chuyển từ việc bú sữa hoàn toàn sang việc ăn đa dạng thức ăn. Do đó, mẹ cần nắm những thông tin dưới đây để cùng con trải qua thời kỳ ăn dặm thành công.

Con bạn có thực sự muốn ăn dặm?

Sữa mẹ hoặc sữa công thức là thức ăn duy nhất mà trẻ sơ sinh cần. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu sau khi sinh. Nhưng ở độ tuổi từ 4 tháng đến 6 tháng, hầu hết trẻ sơ sinh đã sẵn sàng bắt đầu ăn thức ăn đặc để bổ sung cho việc bú mẹ hoặc bú sữa công thức.

Mẹ hãy cho bé ăn dặm khi bé đủ 6 tháng và đã sẵn sàng

Mẹ hãy cho bé ăn dặm khi bé đủ 6 tháng và đã sẵn sàng

Trong thời gian này, bé thôi dùng lưỡi để đẩy thức ăn ra khỏi miệng. Trẻ cũng đã bắt đầu phát triển khả năng phối hợp để di chuyển thức ăn đặc từ phía trước miệng ra phía sau để nuốt. Ngoài tuổi tác, mẹ hãy tìm những dấu hiệu khác cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm. Ví dụ:

  • Bé đã có thể giữ đầu của mình ở một vị trí thẳng đứng và ổn định trong thời gian dài.
  • Bé có thể ngồi vững một mình mà không cần đỡ hoặc dựa vào ghế.
  • Bé thường xuyên ngậm tay hoặc đồ chơi của mình bằng miện.
  • Bé có biểu hiện muốn ăn bằng cách rướn người về phía trước và mở miệng mỗi khi thấy người lớn đưa đồ ăn.

Nếu mẹ trả lời có cho những câu hỏi này và bé đã đủ 6 tháng thì mẹ có thể bắt đầu bổ sung chế độ ăn dặm cho bé.

Hành trình ăn dặm của bé bắt đầu từ đâu?

Khi bé được 6 tháng thì mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho tới khi bé 12 tháng. Mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn dặm bằng những gợi ý dưới đây:

Cho bé làm quen bữa ăn dặm đầu tiên bằng những món đón giản

Đầu tiên, mẹ hãy cho bé làm quen với bột sữa dạng loãng. Chú ý không cho thêm bất cứ gia vị nào, đặc biệt là đường và muối. Đợi từ ba đến năm ngày giữa mỗi lần cho ăn mới để xem bé có phản ứng gì không. Trong giai đoạn mới ăn dặm bé có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, nôn trớ hoặc dị ứng. Tuy nhiên bé sẽ ổn định tiêu hóa ngay sau đó. Trường hợp bé tiếp tục đi ngoài mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ chú ý cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu trong khẩu phần ăn dặm của bé

Mẹ chú ý cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu trong khẩu phần ăn dặm của bé

Chú ý cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng

Bên cạnh thời điểm, mấy tháng cho bé ăn dặm thì vấn đề cung cấp dinh dưỡng nào đóng vai trò quan trọng không kém. Do đó, mẹ hãy chú ý những nhóm dưỡng chất thiết yếu nhất trong giai đoạn này. Đó là:

  • Sắt và kẽm: Đây là chất dinh dưỡng rất cần thiết trong giai đoạn này. Những chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong thịt xay nhuyễn và ngũ cốc đơn hạt như gạo, bột yến mạch hoặc lúa mạch. 
  • Bổ sung rau và trái cây xay nhuyễn, một thành phần không chứa đường hoặc muối. Mẹ cần đợi từ ba đến năm ngày giữa mỗi lần ăn thức ăn mới. 
  • Nhóm thực phẩm chất đạm có trong tôm, cua, cá, thịt. Tất cả cần được xay nhuyễn hoặc thái nhỏ, bỏ xương để không làm bé bị hóc, nghẹn.
  • Chất béo mẹ nên tăng cường cho bé thông qua các loại dầu thực vật, mỡ.

Mẹ hãy cho bé tập ăn những phần nhỏ thức ăn được cắt nhỏ, chẳng hạn như trái cây mềm, rau, mì ống,…

Phải làm sao nếu bé từ chối bữa ăn dặm đầu tiên?

Trẻ sơ sinh thường từ chối khẩu phần thức ăn xay nhuyễn đầu tiên vì mùi vị và kết cấu còn mới lạ. Nếu ngay bữa đầu tiên ăn dặm mà trẻ từ chối cho ăn, đừng ép buộc. Hãy thử lại việc cho bé ăn sau một tuần. Nếu vấn đề vẫn tiếp diễn, hãy nói chuyện với các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em.

Một số trẻ có thể chưa hợp tác ngay trong bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ hãy kiên nhẫn nhé!

Một số trẻ có thể chưa hợp tác ngay trong bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ hãy kiên nhẫn nhé!

Thực tế thời điểm ăn dặm của từng đứa trẻ không giống nhau. Có trẻ có nhu cầu ăn dặm từ sớm nhưng có trẻ thì ngược lại. Nếu vấn đề phát triển của bé không có sự bất thường thì mẹ không cần quá sốt ruột. Tất cả mọi đứa trẻ đều sẽ phát triển kỹ năng nhai nuốt bởi đó là bản năng sinh tồn của con người.

Nếu trẻ dị ứng với thức ăn thì sao?

Có một số đứa trẻ có thể bị dị ứng với một hay nhiều loại thức ăn nào đó. Với những gia đình có tiền sử người nhà dị ứng thì trẻ có tỷ lệ dị ứng thức ăn cao. Do đó, để tốt nhất cho bé, mẹ hãy thay thế các thực phẩm khác vào những nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao. Thực phẩm có khả năng gây dị ứng bao gồm:

  • Đậu phộng (lạc), đậu nành và hạt của một số cây như hạnh nhân, hạt điều
  • Trứng
  • Không nên cho trẻ uống sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa bò
  • Lúa mì
  • Động vật có vỏ giáp xác như tôm, cua, ghẹ
  • Cá, đặc biệt là cá biển.

Có nên cho bé uống nước ép trái cây trong thời điểm mới ăn dặm?

Các nhà khoa học khuyến cáo mẹ không cho bé uống nước trái cây cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Việc uống quá nhiều nước trái cây có thể góp phần gây ra các vấn đề về cân nặng và tiêu chảy. Nếu bạn cho bé uống nước trái cây, hãy đảm bảo rằng đó là nước trái cây 100% và giới hạn ở mức 20ml mỗi ngày.

Những nguyên tắc cần nhớ nếu mẹ muốn bé ăn dặm thành công, an toàn

Để bé hợp tác với việc ăn dặm và mang lại hiệu quả cao trong phát triển cơ thể, mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc sau:

Những thực phẩm mẹ cần cho bé tránh xa

  • Không cho trẻ uống sữa bò hoặc mật ong trước 1 tuổi. Sữa bò không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh – nó không phải là nguồn cung cấp chất sắt tốt. Mật ong có thể chứa các bào tử có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
  • Đừng cho bé ăn những thức ăn có thể khiến bé bị nghẹn. Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, đừng cho bé ăn xúc xích, miếng thịt hoặc phô mai, nho, rau sống hoặc trái cây. Nếu mẹ muốn cho bé ăn cần cắt thành miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Không cho bé ăn thức ăn cứng, chẳng hạn như hạt, quả hạch, bỏng ngô và kẹo cứng. Các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây nghẹn khác bao gồm bơ đậu phộng và kẹo dẻo. Để trẻ làm quen với các loại hạt và tránh bị nghẹn, hãy phết bơ đậu phộng thành một lớp mỏng. Mẹ cũng có thể xay nhuyễn bơ đậu phộng hoặc đậu phộng với trái cây hoặc rau củ.
Sử dụng ghế ăn giúp quá trình ăn dặm của con diễn ra thuận lợi và khoa học

Sử dụng ghế ăn giúp quá trình ăn dặm của con diễn ra thuận lợi và khoa học

Cho bé ăn dặm khoa học như thế nào?

  • Không nên cho trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi ăn rau bina, củ cải đường, cà rốt, đậu xanh hoặc bí tự chế biến tại nhà. Những thực phẩm này có thể chứa đủ nitrat để gây rối loạn máu methemoglobinemia.
  • Trong khi cho bé ăn, hãy nói chuyện với bé và giúp cho bữa ăn trở nên thú vị. Từ đó trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn khi ăn.
  • Sử dụng ghế ăn dặm có chân đế rộng và ổn định tư thế trẻ một cách an toàn. 
  • Khuyến khích trẻ khám phá thức ăn của mình. Đảm bảo rằng thức ăn cầm tay mềm, dễ nuốt và được chia thành từng miếng nhỏ.
  • Cho bé cầm thìa trong khi bạn cho bé ăn bằng thìa khác. Điều này giúp bé cầm thìa khéo léo hơn.
  • Sử dụng dụng cụ ăn dặm chuyên dụng, làm từ vật liệu an toàn như sợi tre để bé có thể ngậm trong miệng mà không gây hại cho sức khỏe.

Đến đây chắc chắn mẹ đã biết mấy tháng cho bé ăn dặm rồi đúng không? Mẹ hãy chuẩn bị những đồ dùng ăn dặm cho bé như cốc, khay, đĩa, thìa, bát .. làm từ sợi tre để mang đến sự an toàn cho sức khỏe. Các sản phẩm dành cho bé mang thương hiệu Bamboo Life là lựa chọn hợp lý cho mẹ. Mẹ hãy tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại website https://bamboolife.vn/

Sản phẩm bạn quan tâm

Bát ăn dặm cho bé sợi tre Bamboo Life BL035

169.000 

169.000 
ghế ăn dặm Bamboo Life

Ghế Ăn Dặm Cho Bé Bamboo Life Đa Năng Cao Cấp

1.399.000 
Yếm ăn dặm sillicon có máng Bamboo Life
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ