Lưu ý cho mẹ khi sử dụng bình sữa Avent cho bé

Bình sữa Avent giờ đã trở nên khá quen thuộc và luôn nhận được sự tin chọn của đông đảo các bà mẹ Việt. Như nhiều mẹ biết, bình sữa này có nguồn gốc xuất xứ từ Anh Quốc, cấu tạo chủ yếu từ nhựa PP, PES, không chất độc hại, BPA free, thân thiện với môi trường, luôn cam kết an toàn sử dụng cho bé. Nắm được tâm lý tiện sử dụng cho cả mẹ và bé, các chuyên gia đã thiết kế ra kiểu dáng bình cổ rộng và có eo chính giữa giúp mẹ thuận lợi khi pha và vệ sinh, cho bé dễ cầm nắm chắc chắn khi bú.

Những lưu ý khi sử dụng bình sữa Avent

Cách dùng bình sữa Philips Avent đơn giản. Tuy nhiên, trước đó bạn cần kiểm tra kĩ lại bình sữa xem có vấn đề gì không để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé. Sau đây là một số lưu ý mà bạn cần nắm.

Vệ sinh và tiệt trùng trước khi sử dụng

Đây chính là điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ mỗi khi chuẩn bị sử dụng bình sữa cho bé bú. Việc rửa bình sữa bằng nước tẩy rửa thôi là không đủ, không thể làm sạch được 100% vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa của bé. 

Sữa mẹ và sữa công thức đều rất dễ sinh ra vi khuẩn, nếu bạn để bình sữa trong không khí mà không tiệt trùng trước khi sử dụng thì rất dễ khiến bé bị đau bụng và hệ miễn dịch của bé dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Vì vậy, việc vệ sinh và tiệt trùng là bước lưu ý quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho bé. Sau khi vệ sinh cọ rửa bình sữa và các bộ phận liên quan bằng nước tẩy rửa chuyên dụng thì bạn có thể sử dụng nước sôi hoặc sử dụng máy tiệt trùng bình sữa để khử khuẩn tuyệt đối.

Lắp đúng vị trí của núm ty

Bạn cần lưu ý núm ty phải được lắp trùng với điểm đánh dấu trên vành bình sữa để đảm bảo sự chắc chắn không bị bung xúc khi cho bé bú.

Lắp đúng van giữ sữa AirFree cho bé

Van giữ sữa có tác dụng giữ cho núm vú luôn đầy sữa và hạn chế không khí tràn vào bình giúp bé hạn chế đầy hơi, trào ngược và thải khí. 

Vặn chặt bình sữa

Trước khi cho bé bú bạn cần kiểm tra bình đã được vặn chặt hay chưa? Nếu chưa hãy vặn chặt lại để tránh tình trạng bạn quên vặn hoặc vặn nắp quá lỏng khiến sữa bị đổ ra khi cho bé bú.

Bảo quản và kiểm tra núm ty

Không để núm vú dưới ánh nắng trực tiếp, gần nguồn nhiệt

Không ngâm núm ti trong chất khử trùng

Giữ núm khô ráo, có nắp đậy

Bạn cần kiểm tra núm ty xem có bị rách hoặc nứt do bé ngậm và day quá mạnh hay không. 

Kéo núm vú theo mọi hướng để kiểm tra độ hao mòn. 

Nếu núm ty có những dấu hiệu rách, hỏng hoặc yếu thì bạn cần thay núm ty mới.

Những lưu ý khi sử dụng bình sữa Avent

Lưu ý khác từ nhà sản xuất

Luôn sử dụng sản phẩm dưới sự giám sát của người lớn

Không được dùng núm vú thông khí làm ty ngậm (sẽ gây nên khó chịu, ợ hơi cho bé)

Việc bú thức ăn dạng lỏng trong thời gian dài có thể làm hỏng răng

Để bộ phận không sử dụng ngoài tầm với của trẻ

Không để trong lò vi sóng nóng

Đồ uống ngoài sữa, nước (như nước hoa quả, nước có đường,..) không được khuyến cáo. Nhưng nên hạn chế.

Không sử dụng nước tẩy rửa chống khuẩn hoặc có tính ăn mòn cao

Có thể bảo quản sữa mẹ trong bình được tiệt trùng trong 48 tiếng trong tủ lạnh (không để ở cửa tủ). Trong ngăn đông thì được 3 tháng. Không nên thêm sữa mới vắt vào sữa đông lạnh.

Khử trùng ở nhiệt độ cao có thể làm nắp bị lỏng.

Không sử dụng tay cầm với bình thủy tinh

Cách tránh rò rỉ bình sữa

Bình sữa Avent có thể bị rò rỉ ở dưới vòng khóa vì nhiều lí do. Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số cách để tránh trường hợp này.

Lắp ráp khi chúng còn ẩm ướt

Nếu núm ty của bạn bị khô, hãy làm ướt đế của núm ty bằng nước đã đun sôi trước khi kéo chúng qua vòng vặn, điều này sẽ giúp vành núm ty dễ dàng trượt vào vị trí bên trong cổ bình và được bịt kín.

Kiểm tra phần trên cùng của núm ty

Kiểm tra xem phần trên cùng có bị siết quá chặt hay không? Vì điều này có thể khiến núm ty biến dạng hoặc van chống sặc bị kẹt và gây tình trạng rò rỉ.

Đảm bảo bình sữa được vệ sinh sạch

Bạn cần loại bỏ các mảng bám hoặc vặn có thể đọng lại xung quanh vành của đế chai trước khi lắp ráp.

Lưu ý khác từ nhà sản xuất Avent

Cách sử dụng bình sữa Avent khi cho bé bú

Tư thế cho bé bú

Bạn có thể xoa nhẹ lưng bé để khuyến khích bé ợ hơi. Tập thói quen ợ hơi trong và sau khi bú cho bé để tránh tình trạng ọc sữa.

Hãy luân phiên đổi tư thế từ bên này sang bên kia khi cho bé bú. Điều này sẽ giúp mắt và cổ của bé phát triển đồng đều hơn.

Bạn có thể thay đổi tư thế khi cho bé ợ hơi. Bằng cách thực hiện này bé sẽ ít có khả năng lựa chọn một bên ưa thích hơn.

Ôm sát bé vào lòng trong tư thế bán thẳng đứng để bạn có thể giao tiếp bằng máy với bé.

Bạn có thể kê một chiếc gối trên đùi để nâng bé lên.

Việc bạn trò chuyện và cười đùa với bé sẽ giúp bé thích bú bình hơn.

Nghiêng bình sữa để cổ bình và núm vú chừa đầy sữa trước khi bạn đặt vào miệng trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ tránh nuốt phải bọt khí và gây đầy hơi ở trẻ.

Bạn cần chọn đúng núm vú

Bạn hãy thử một số núm vú xem loại nào phù hợp với bé của bạn. Bạn có thể chọn núm vú chảy chậm, trung bình hoặc nhanh. Đối với những em bé sơ sinh thì cần sử dụng núm vú mềm và chảy chậm.

Nếu bé của bạn mất nhiều thời gian để bú hoặc bé thường bỏ dở nửa chừng thì có thể xem lại núm có chảy quá chậm hay không để thay núm mới phù hợp hơn. 

Trường hợp sữa bị văng tung tóe thì có thể núm vú của bé chảy sữa quá nhanh khiến bé bú không kịp.

Bạn cũng có thể thử các loại núm vú có dòng chảy thay đổi từ chảy chậm, trung bình hoặc nhanh chỉ bằng một núm vú.

Cách sử dụng bình sữa Avent khi cho bé bú

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách sử dụng bình sữa Avent mà các mẹ cần biết, khá là đơn giản phải không nào? Hy vọng những thông tin mà Hoby chia sẻ sẽ giải đáp được thắc mắc cũng như giúp các mẹ giải quyết được vấn đề mà mình đang gặp phải trong quá trình chăm sóc bé. 

(Bài viết sưu tầm)

Sản phẩm bạn quan tâm

WordPress › Lỗi

Đã có một lỗi nghiêm trọng trên trang web của bạn.

Tìm hiểu thêm về gỡ lỗi trong WordPress.