Khi nào cho bé ăn dặm? Tham vấn từ chuyên gia
Mỗi cột mốc trong cuộc đời của bé đều rất đáng nhớ. Đối với việc ăn dặm cũng vậy. Đây là thời khắc đánh dấu trẻ ăn được các loại đồ ăn khác ngoài sữa. Do đó, các bà mẹ không tránh khỏi tâm lý vừa háo hức vừa lo lắng. Câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm vì thế nhận được rất nhiều sự quan tâm của mẹ bỉm sữa. Mời mẹ cùng Bamboo Life tìm hiểu vấn dề này trong bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của việc ăn dặm đối với trẻ em
Theo thời gian, trẻ lớn hơn sẽ cần năng lượng nhiều hơn. Bởi vậy, mỗi giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ khác nhau. Đối với trẻ 6 tháng, sữa mẹ chỉ đáp ứng được 50% năng lượng trẻ cần hàng ngày. Do đó, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm bên ngoài. Thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân làm trẻ còi xương, chậm lớn. Đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.
Việc cho trẻ ăn dặm là rất quan trọng bởi nó giúp trẻ được bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra nó còn giúp bé học cách ăn, trải nghiệm vị giác với các loại thực phẩm. Thông qua việc ăn, trẻ phát triển răng và xương hàm. Quá trình ăn dặm cũng giúp bé xây dựng các kỹ năng khác.
Khi nào cho bé ăn dặm? Tham vấn từ chuyên gia
Việc ăn dặm đóng vai trò quan trọng nhưng không thể tùy tiện. Mẹ cần cho bé ăn dặm đúng thời điểm và giai đoạn. Ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Đồng thời có thể làm trẻ lười ăn, sợ ăn. Cho ăn dặm quá muộn khiến trẻ dễ bị thiếu hụt dưỡng chất. Theo tham vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, mẹ nên cho bé ăn dặm dựa vào các tiêu chí sau đây:
Cho bé ăn dặm khi bước sang tháng thứ 6
Các nhà khoa học khuyến nghị mẹ nên cho con bắt đầu ăn dặm khi được sáu tháng tuổi. Lúc này cơ thể bé đã có những bước phát triển nhất định. Kèm theo các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Các dấu hiệu này mẹ có thể nhận thấy dễ dàng, chẳng hạn như:
- Bé có thể thăng bằng và kiểm soát hoạt động của đầu, cổ một cách tốt nhất trong thời gian dài.
- Bécó thể ngồi thẳng trên ghế hoặc sàn nhà mà không cần sự trợ giúp từ người khác hay dụng cụ hỗ trợ.
- Bé không có phản xạ đùn lưỡi hay nhè bất cứ thứ gì trong miệng ra.
- Bé đã biết phản xạ đưa miệng ra đón lấy thức ăn từ người khác.
Cho con ăn dặm khi mẹ thấy đây là thời điểm phù hợp nhất
Mẹ là người chăm sóc con trực tiếp vì thế những hành động hay dấu hiệu lạ ở trẻ đều được mẹ nắm rất rõ. Do đó, mẹ có thể nhận biết được đâu là thời điểm phù hợp nhất để cho con ăn dặm. Từ việc quan sát mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu sau đây từ con mình, đó là:
- Trẻ cho tất cả những thứ mà trẻ cần nắm được vào miệng.
- Trẻ sẽ nhanh chóng tóm lấy tay mẹ nếu như tay mẹ đang cầm đồ ăn.
- Trẻ hứng thú, reo lên khi nhìn thấy người khác ăn hoặc cầm đồ ăn.
Nếu trẻ đã sẵn sàng về thể chất, và bản năng làm mẹ cảm nhận rằng đã đến lúc cho bé ăn dặm thì việc ăn dặm có thể thực hiện. Mẹ chọn thời điểm khi bé vui vẻ và sau khi bú sữa thông thường.
Những điều gì mẹ cần tránh khi cho bé ăn dặm?
Bên cạnh câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm thì cũng có rất nhiều các vấn đề khác mẹ cần quan tâm. Có những sai lầm hoặc nhầm lẫn khiến mẹ có thể mắc trong khi cho bé ăn dặm. Bởi vậy, biết trước để tránh sẽ giúp hành trình ăn dặm của con thành công và nhiều lợi ích.
Sau đây, Bamboo Life xin chia sẻ những điều mẹ cần tránh khi cho bé ăn dặm:
- Không ép buộc trẻ phải ăn dặm nếu như trẻ chưa sẵn sàng. Mỗi đứa trẻ có sự phát triển và khả năng ăn uống không giống nhau. Do đó, có thể có bé rất thích thú khi được ăn dặm nhưng có bé thì không. Mẹ hãy cho con thời gian tập luyện dần nhé!
- Mẹ không nên xem nhẹ các bữa sữa bởi vì 6 tháng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Từ 6 tháng đến 1 tuổi, việc ăn dặm của trẻ chỉ là phụ với số lượng bữa ăn chỉ 1, 2 bữa 1 ngày.
- Cho trẻ ăn dặm số lượng ít và tuân thủ quy tắc: Loãng đến đặc, ít đến nhiều, ngọt đến mặn. Điều này giúp trẻ dễ thích nghi hơn.
- Không thể thiếu bộ dụng cụ ăn dặm cho bé. Bao gồm: ghế ăn, khay ăn dặm, bát, đĩa, thìa, cốc, khăn, yếm ăn … Mẹ nên chọn sản phẩm từ sợi tre của thương hiệu Bamboo Life để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
- Khi chế biến món ăn dặm cho con, tất cả thực phẩm cần được xay nhuyễn để bé không bị hóc, nghẹn.
- Không nên cho gia vị như muối và đường vào món ăn của con. Dầu ăn mẹ có thể cho 1 thìa nhỏ vào cháo hoặc bột, ưu tiên dầu thực vật.
Ăn dặm là giai đoạn tuyệt vời của trẻ để làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Mẹ hãy chuẩn bị những kiến thức và tâm lý thật thoải mái để cùng con có hành trình ăn dặm thành công. Đừng quên ghé thăm website https://bamboolife.vn/ để cập nhật thông tin nuôi con khoa học và lựa chọn đồ dùng tốt nhất cho bé nhé !
Bình luận