Cách trữ đông sữa mẹ không làm mất dinh dưỡng

Hiện nay có nhiều phương pháp bảo quản sữa mẹ khác nhau như bỏ ngăn mát tủ lạnh hoặc trữ đông. Trong đó, trữ đông là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn bởi thời gian bảo quản lâu dài. Tuy nhiên cách trữ đông sữa mẹ như thế nào để giữ chất lượng sữa tốt nhất? Chúng ta cùng theo dõi cách trữ đông sữa mẹ qua bài viết dưới đây nhé.

Hướng dẫn cách trữ đông sữa mẹ

Để sữa đạt chuẩn chất lượng, chúng ta cần đảm bảo thực hiện đúng từ khâu hút sữa đến trữ đông. Dưới đây là quy trình trữ đông để đảm bảo chất lượng sữa mẹ hút ra được tốt nhất.

Trước khi hút sữa

  • Bước 1: Rửa tay, vệ sinh ngực sạch sẽ:

Trước khi bắt đầu hút sữa, các bà mẹ phải luôn rửa tay để đảm bảo không có vi khuẩn bám vào dụng cụ. Bởi trên thực tế, bất kỳ vi khuẩn, vi trùng trên da của mẹ đều có thể xâm nhập vào sữa mẹ trong quá trình hút. Chính vì vậy, để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thì cách tốt nhất là giữ mọi thứ sạch sẽ nhất có thể.

Mẹ hãy rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi hút sữa. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng cồn có nồng độ thấp nhất 60 độ để rửa tay sát khuẩn

  • Bước 2: Rửa và tiệt trùng toàn bộ dụng cụ hút sữa, trữ sữa

Mẹ cần vệ sinh các dụng cụ hỗ trợ vắt trước khi vắt sữa như: túi trữ sữa, máy hút sữa, bình sữa, dây dẫn, phễu, ống hút, bình đựng,…như vậy sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào sữa, giữ chất lượng tuyệt đối.

Trữ sữa sau khi hút

  • Bước 1: Cho sữa vào bình/ túi trữ sữa chuyên dụng

Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên trữ sữa vào các dụng cụ chuyên dụng, được từ chất liệu cao cấp. Điều này sẽ giúp giữ được chất lượng sữa tốt nhất. Tuyệt đối mẹ không nên trữ sữa vào các loại hộp nhựa tái chế, dùng một lần, chứa BPA. Bên cạnh đó, mẹ hãy ghi rõ ngày tháng cũng như số lượng sữa trong mỗi bình/ túi. Để đến khi sử dụng, mẹ biết được túi nào sử dụng trước, túi nào sử dụng sau để tránh lãng phí.

  • Bước 2: Trước khi cấp đông cho sữa vào ngăn mát 1 ngày

Trong quá trình trữ đông sữa, mẹ không nên làm thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột. Bởi như vậy sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng bên trong. Vì vậy, trước khi cho sữa vào ngăn đá để trữ đông, mẹ hãy cho sữa vào ngăn mát 1 ngày rồi chuyển lên..

Mẹ lưu ý nên đặt sữa ở vị trí lạnh nhất, có nhiệt độ duy trì ổn định. Đồng thời hạn chế tối đa đặt sữa tại ngăn cánh tủ lạnh. Như vậy sẽ khiến dễ bị hỏng do thường xuyên mở cửa tủ, nhiệt độ không ổn định.

Thời gian trữ đông

–  Sữa mẹ để được tối đa 1 giờ, ở nhiệt độ >29 độ

–   Để sữa tối đa 6 giờ ở phòng có máy lạnh ở nhiệt độ <26 độ

–   Dùng túi đá khô vận chuyển, để sữa tối đa trong vòng 24 giờ

–   Bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 48 giờ

–  Trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa. Thời hạn sử dụng sữa kéo dài tối đa 2 tuần

–  Trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng): sữa bảo quản được tối đa 3 tháng

–  Bảo quản sữa mẹ trong tủ đông chuyên dụng. Thời gian bảo quản tối đa là 6 tháng

Những điều nên và không nên làm khi trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh

Nên làm:

–  Nên dùng bình trữ sữa hoặc túi trữ sữa chuyên dụng có khoá zip có bán tại các cửa hàng và nhà thuốc

–  Trước khi tiến hành trữ đông sữa mẹ. Bạn nên khử trùng các dụng cụ trữ sữa, vắt sữa và rửa tay sạch sẽ.

–  Mỗi bình trữ chỉ nên chứa một lượng sữa đúng với nhu cầu của bé cho một lần bú. Bắt đầu khoảng 59 – 118ml và sau đó có thể điều chỉnh khi cần thiết để tránh lãng phí.

–   Sữa đã qua làm ấm hoặc đã cho bé bú nếu dùng không hết nên bỏ đi. Không nên bảo quản rồi dùng lại nữa.

–  Nên dùng bút lông dầu hoặc băng keo giấy để ghi ngày, tháng vắt sữa lên túi, bình trữ sữa. Để tiện cho việc theo dõi thời hạn sử dụng sữa.

Nên dùng giấy bút ghi ngày tháng vắt sữa để tiện theo dõi thời hạn sử dụng sữa

Không nên làm:

–  Không được đổ đầy sữa đến miệng bình chứa, bởi sữa mẹ sẽ nở ra khi cấp đông

–  Không trữ đông sữa mẹ ở cánh cửa tủ lạnh. Vì khi đóng mở cửa thường xuyên sẽ làm thay đổi nhiệt độ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

–  Không được thêm sữa mẹ mới vắt và còn ấm vào sữa đã đông lạnh. Vì như vậy sẽ khiến sữa bị tan ra một phần

–  Không đun nhanh sữa trên bếp hoặc làm nóng sữa mẹ trữ đông trong lò vi sóng. Điều này sẽ khiến sữa sẽ có những phần nóng và lạnh không đều, như vậy có thể khiến bé bị bỏng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy làm nóng nhanh có thể làm phá hủy các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến kháng thể của sữa,

–  Các chuyên gia khuyên bà mẹ bỉm sữa nên bỏ đi phần sữa đã rã đông mà không được sử dụng hết trong vòng 24 giờ.

Không nên dùng lò vi song để hâm nóng sữa

Việc trữ đông sữa mẹ đúng cách sẽ đảm bảo sữa không bị mất đi những dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Chính vì vậy, các mẹ cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để quá trình chăm sóc bé trở nên đơn giản, khoa học hơn.

Sản phẩm bạn quan tâm

khay ăn dặm cho bé

Khay ăn dặm cho bé sợi tre Bamboo Life BL40

169.000 
chăn sợi tre cho bé Bamboo Life

Chăn sợi tre cho bé Bamboo Life cao cấp

99.000 

99.000 

99.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ