Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra an toàn, hợp vệ sinh
Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra luôn là vấn đề được mẹ bỉm sữa quan tâm sau khi sinh. Dưới đây Bamboo Life xin chia sẻ cách bảo quản sữa, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé
1. Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra an toàn, hợp vệ sinh
Trong sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất, giúp tăng sức đề kháng cho con, giúp con phát triển toàn diện. Đồng thời, cách bảo sữa mẹ khác với sữa bột là có thể bảo quản trong tủ lạnh. Mà không làm mất đi giá trị dinh dưỡng dinh dưỡng nếu bảo quản đúng cách. Dưới đây là cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra
1.1. Chuẩn bị dụng cụ trữ sữa
Bạn băn khoăn không biết phải bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra bằng những dụng cụ trữ sữa nào? Dưới đây là các dụng cụ để trữ sữa, mẹ cần chuẩn bị như:
- Túi trữ sữa:
Để đảm bảo an toàn, mẹ nên chọn loại túi trữ sữa chuyên dụng. Khi cho sữa vào túi cũng cần để lại một khoảng trống chứ không đổ đầy. Vì sữa dễ giãn nở khi đông lại.
- Bình trữ sữa:
Mẹ có thể trữ sữa vào bình thủy tinh hoặc bình làm bằng nhựa không chứa BPA. Đồng thời tránh bảo quản sữa mẹ trong các chai dùng một lần, các chai nhựa có ký hiệu tái chế số 7. Ngoài ra, trước khi đổ sữa vào bình, mẹ hãy tiệt trùng và vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Khi cho sữa vào bình trữ sữa không nên đổ đầy. Mà thay vào đó hãy để lại chút khoảng trống
Dùng túi trữ sữa hoặc bình trữ sữa, mẹ hãy dùng bút lông dầu hoặc băng keo giấy. Để ghi thông tin ngày tháng vắt sữa lên túi trữ sữa. Để tiện cho việc theo dõi thời hạn sử dụng sữa sau này.
Hãy ghi ngày tháng vắt sữa lên bình để tiện theo dõi thời hạn sử dụng sữa
1.2. Trước khi vắt sữa
– Vệ sinh là yếu tố quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu trong việc bảo quản sữa mẹ. Chính vì vậy, các mẹ hãy rửa tay kỹ bằng dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn hoặc xà phòng và nước.
– Có thể vắt sữa mẹ bằng tay, bằng máy hút điện hoặc máy bơm tay
– Nếu mẹ sử dụng máy bơm, hãy kiểm tra bộ dụng cụ bơm và ống dây dẫn để đảm bảo vệ sinh. Mẹ hãy vứt bỏ hoặc thay thế ngay nếu các ống bị mốc cũng như không được sạch sẽ. Đồng thời lau sạch các nút bấm, công tắc nguồn và bề mặt máy bơm bằng khăn thấm dung dịch tẩy rửa.
1.3. Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra đúng chuẩn, đảm bảo dinh dưỡng
Bạn có thể bảo quản sữa mẹ đã vắt bằng nhiệt độ phòng hoặc trong ngăn mát hoặc trong ngăn đá tủ lạnh. Tùy từng không gian mà có thời gian bảo quản sữa khác nhau.
Ở nhiệt độ phòng: Sữa mẹ mới được vắt hay hút ra có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 26 độ trong vòng tối đa 4 giờ. Hãy tránh để sữa ở dưới ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc gần các nguồn nhiệt khác. Nếu nhiệt độ phòng lạnh hơn hay không nóng lên. Có thể bảo quản sữa trong vòng 6 giờ.
Trong tủ lạnh: Sữa mẹ có thể bảo quản trong vòng 4 ngày. Nếu nhiệt độ của lạnh đảm bảo khoảng 4.4 độ C. Đồng thời bạn hãy dự trữ sữa ở phía sau tủ lạnh, nơi mát nhất. Tránh bảo quản sữa ở trên cánh cửa tủ lạnh. Bởi thường xuyên mở cửa ra vào. Như vậy nhiệt độ ở cánh cửa sẽ không ổn định, dễ làm sữa bị biến chất, hỏng sữa.
Trong tủ đông: Sau khi vắt sữa ra, mà bạn muốn trữ đông thì bạn hãy sử dụng túi/ bình trữ sữa. Nhiệt độ của tủ đông tốt nhất là khoảng – 17 độ C. Nếu sữa ở ngăn đá bên trong tủ lạnh thì có thể bảo quản sữa trong vòng 2 tuần. Để sữa trong tủ đông thông thường thì để sữa tối đa 3 đến 6 tháng. Còn để sữa trong ngăn đá sâu thì có thể bảo quản tối đa từ 6 đến 12 tháng.
Trong túi cách nhiệt hoặc túi làm mát: Ngoài bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng hay trong tủ lạnh thì bạn có thể bảo quản trong túi cách nhiệt với túi đá đông lạnh trong vòng 24 giờ
2. Lưu ý cần nhớ bảo quản sữa mẹ khi vắt ra
– Khi sữa mẹ vắt ra mà bé bú dư không nên trữ đông. Bởi trong lúc bé bú, vi khuẩn trong miệng bé có thể xâm nhập vào sữa và gây hư hỏng sữa.
– Nếu lượng sữa ít, mẹ có thể cho sữa vào túi và để ở ngăn mát. Đến cữ vắt tiếp theo, mẹ có thể đổ thêm vào cho đầy túi rồi mới cất lên tủ đông.
– Không hoà chung sữa đã trữ đông và sữa mới vắt cho bé bú.
– Nếu bảo quản trong tủ lạnh, mẹ không nên để sữa ở cánh cửa. Vì nhiệt độ không được đảm bảo, sữa có thể bị mất chất dinh dưỡng, bị hỏng.
– Khi trữ sữa bằng bình, mẹ có thể xếp theo thứ tự từ trái sang phải vào tủ lạnh. Để không chỉ mẹ mà người thân khi lấy sữa cho bé dùng dần cũng dễ nhớ, bình nào dùng trước, bình nào dùng sau
– Khi bảo quản sữa ở ngăn đá tủ lạnh, mẹ nên để sữa trong ngăn mát rồi mới chuyển lên ngăn đá. Ngoài ra, khi muốn rã đông sữa, mẹ nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát một thời gian cho sữa tan đá.
Bảo quản sữa mẹ bằng bình/ túi trữ sữa
Trên đây là cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra, hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho mẹ. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo cách rã đông sữa mẹ như thế nào đúng cách và an toàn tại đây
Bình luận