Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp như thế nào ?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp như thế nào ?
Ăn dặm kiểu Nhật hiện đang là một phương pháp ăn được nhiều bà mẹ trẻ Việt Nam tìm hiểu và áp dụng cho con yêu của mình. Bamboo Life chia sẻ về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chi tiết nhất giúp bé yêu phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Ăn dặm kiểu Nhật là gì ?
Ăn dặm kiểu Nhật tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm. Các loại thực phẩm không bị trộn lẫn vào với nhau. Phương pháp này giúp bé cảm nhận được hương vị nguyên bản của các loại thức ăn, phát triển vị giác và kích thích bé thèm ăn. Thức ăn theo chế độ ăn dặm của Nhật sẽ thô hơn vì người Nhật cho rằng bé sẽ cảm nhận được vị ngon của thức ăn. Việc trẻ nhai thức ăn sẽ tiết ra dịch vị giúp bé ăn ngon hơn.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng đề cao tính thẩm mỹ khi trình bày món ăn. Hầu hết các bữa ăn của bé sẽ rất màu sắc và được tạo hình đẹp. Điều này giúp bé thấy hấp dẫn để thưởng thức bữa ăn của mình. Đặc biệt, khác với cách nuôi con của mẹ Việt, mẹ Nhật khi cho bé ăn dặm sẽ không ép bé ăn. Các mẹ cho rằng, nếu ép bé ăn sẽ khiến bé ám ảnh khi ăn và bé sẽ sợ ăn hơn nữa.
Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật
Đầu tiên cần cho bé ăn nhạt, không gia vị. Ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Từ một đến bốn nhóm thực phẩm. Mẹ cần cân bằng lượng sữa và thức ăn sử dụng cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cần chú trọng thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như rau củ, hoa quả, cá, thịt…
Cho bé ăn riêng từng món trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau mẹ có thể trộn nhiều loại thức ăn thay đổi đa dạng hơn. Mẹ không dùng đến cối xay khi chế biến thức ăn, thay bằng cối giã và rây để làm mịn thức ăn cho bé, tránh lợn cợn trong thức ăn. Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu, không nên ép bé ăn nhiều quá. Đặc biệt, mẹ cần căn cứ vào sự phát triển cơ địa của bé để xem cho bé ăn thô vào thời điểm thích hợp.
Lợi ích của phương pháp ăn dăm kiểu Nhật
Các mẹ khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ nhận được những lợi ích như:
– Kỹ năng nhai: Khi chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm kiểu Nhật mẹ không dùng máy xay nên thức ăn tơi nhỏ chứ không bị nghiền nhuyễn. Điều này giúp bé phát triển kỹ năng nhai và nuốt tốt hơn
– Kích thích khả năng vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen quen tốt hơn với mùi vị các loại thực phẩm khác nhau
– Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán
– Giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.
– Hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì: Do ăn nhiều loại thực phẩm trong một bữa nên trẻ sẽ được cân bằng dinh dưỡng, không bị thừa chất dẫn đến bệnh béo phì.
Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật
Giai đoạn 1 (5-6 tháng tuổi)
Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm. Thức ăn của bé được nấu theo dạng bột và sánh dễ nuốt. Mẹ nên cho bé ăn cháo loãng theo tỉ lệ 1:10 ( 1 gạo, 10 nước). Cháo mẹ chú ý nấu chín kỹ sau đó xay nhuyễn cho bé ăn.
Trong giai đoạn này, các mẹ nên cho bé làm quen các món như khoai luộc, cháo, rau luộc, thịt nạc, đậu hũ non, cà rốt, bí đỏ, chuối, táo,… Mẹ cần chú ý các món này cần dùng rây bột để nghiền nhuyễn chứ không dùng máy xay. Cần để riêng các thực phẩm với nhau để bé có thể quen thuộc và quen với từng vị riêng biệt. Có thể tăng dần đọ đặc từ rất loãng đến loãng và sánh dần để tập cho bé phản xạ nhai nuốt.
Giai đoạn 2 (7-8 tháng tuổi)
Bước sang giai đoạn 2 bé bắt đầu sử dụng lưỡi để lấy thức ăn và tập nhai. Mẹ nên ninh nhừ và nghiền sơ thức ăn. Giai đoạn này bé có thể ăn cháo theo tỉ lệ 1:7 (1 gạo 7 nước), nấu chín xong vẫn phải dùng rây bột làm nhuyễn.
Trong giai đoạn này, ngoài các món như giai đoạn 1, mẹ có thể bổ sung thêm trứng, lười gà, cá, thịt đỏ, nấm, dưa chuột.. Lưu ý nhỏ mẹ vẫn dùng rây nhuyễn cho bé trước sau đấy tăng dần độ đặc và thô lên. Nếu bé thích nghi đyợc, có thể chỉ cần băm thực phẩm nhuyễn hơn ra là được.
Giai đoạn 3 (9-11 tháng tuổi)
Giai đoạn này bé bắt đầu có thể nhai nên mẹ có thể tăng dần độ cứng của thức ăn để bé nhau bằng lợi. Bé óc thể ăn cháo với tỉ lệ 1:5 (1 gạo 5 nước). Cháo nấu chín kỹ sau đó để bé ăn nguyên hạt. Đến khi bé được khoảng 11 tháng, mẹ có thể tăng lên thành cháo sệt nguyên hạt.
Giai đoạn này mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm cho bé như tôm, thịt lợn, thịt bò, bún, miến, giá đỗ cho bé.
Giai đoạn 4 (1 tuổi trở lên)
Giai đoạn này bé đã mọc răng nên có thể nhai thức ăn. Thức ăn của bé, mẹ chú ý nấu mềm vừa phải. Sau 3 giai đoạn ăn dặm trên, bé có thể ăn bổ sung hải sản như mực, cua, hầu như các loại rau và chuyển dần sang ăn cơm nát.
Bamboo Life – kích thích bữa ăn dặm cho bé ngon miệng hơn
Khi ăn dặm, bé đã nhận thức được màu sắc, con vật và muốn tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh, đồ dùng ăn dặm đáng yêu sẽ một phần kích thích, giúp bữa ăn của bé trở nên ngon miệng hơn. Bamboo Life tự tin mang đến đồ dùng từ sợi tre, đảm bảo an toàn vệ sinh, không gây chảy nhựa ra đồ ăn của bé. Bamboo Life mang đến những bộ khay ăn dặm sợi tre, bát sợi tre, đũa thìa sợi tre với những hình con vật đáng yêu cho bé. Sản phẩm hiện đang bán rất chạy ở những nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức,.. Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây.
Với những kiến thức cơ bản trên, mẹ có thể hiểu qua: thế nào là ăn dặm cho bé. Ăn dặm với nhiều người khó khăn vì phải tập hoàn toàn cho bé những điều mới, theo dõi Bamboo Life để ăn dặm cho bé khỏe, mẹ nhàn hơn !
Bình luận