8 sai lầm phổ biến của mẹ khi cho trẻ ăn dặm

Sau khoảng 6 tháng bé sẽ bắt đầu ăn dặm. Đây là bước quan trọng bổ sung dinh dưỡng và hình thành thói quen ăn uống của trẻ. Thực tế có nhiều bà mẹ bỡ ngỡ và mắc sai lầm khi cho con ăn dặm. Bamboo Life xin chỉ ra những sai lầm phổ biến mẹ cần tránh khi cho trẻ ăn dặm.

Mẹ vội vàng cho bé ăn dặm khi chưa đủ 6 tháng

Một số cha mẹ tin rằng trẻ cần được ăn no để có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Vì vậy họ cho thêm ngũ cốc vào bình sữa hoặc cho con ăn bột dặm quá sớm. Đây là quan niệm về việc cho bé ăn dặm hoàn toàn sai lầm. 6 tháng đầu đời trẻ chỉ cần nguồn dinh dưỡng duy nhất từ sữa mẹ. Khi trẻ còn quá non nớt, hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Do đó, trẻ chưa thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn phức tạp. Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể dẫn tới nguy cơ cho sức khỏe. Chẳng hạn như dị ứng thực phẩm, bệnh chàm, bệnh celiac, nhiễm trùng đường tiêu hóa và béo phì.

Cho bé ăn dặm quá sớm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và thói quen ăn uống của bé trong tương lai

Cho bé ăn dặm quá sớm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và thói quen ăn uống của bé trong tương lai

Cho trẻ ăn đồ nhuyễn quá lâu

Lo sợ rằng bé có thể bị nghẹn hoặc đau dạ dày nên nhiều bà mẹ đã xay nhuyễn mọi đồ ăn của bé. Điều này chỉ đúng trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm. Sau tháng thứ 8 trẻ cần bắt đầu với các loại thức ăn đặc và thô hơn. Theo một nghiên cứu năm 2009 trên tạp chí Maternal & Child Nutrition, cho trẻ ăn đồ nhuyễn quá lâu làm chậm sự tăng trưởng của bé. Ngoài ra nó còn tăng nguy cơ thiếu sắt, chậm phát triển các kỹ năng nhai, nuốt của bé.

Cho bé ăn nhạt trong thời gian quá dài

Trẻ dưới 12 tháng được khuyến cáo không nên ăn các gia vị, nhất là đường và muối. Trong giai đoạn đầu ăn dặm, ăn nhạt sẽ giúp bé dễ tiêu hóa và hợp khẩu vị hơn. Tuy nhiên, sau 12 tháng, mẹ cần cho bé tiếp xúc với nhiều hương vị khác nhau. Đó là lý do vì sao cần khuyến khích bé ăn nhiều loại thức ăn. Mẹ có thể tăng hương vị món ăn bằng cách thêm các loại thảo mộc, gia vị phù hợp.

Mẹ bỏ qua chất dinh dưỡng quan trọng

Hai năm đầu đời rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ và cơ thể. Sắt, kẽm, chất béo, axit béo omega-3, DHA và vitamin D là những dưỡng chất quan trọng cho quá trình này. Thực tế nhiều bà mẹ trong khi chế biến món ăn đã không để ý đến việc cân bằng dưỡng chất. Vì thế, bé có thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng.

Mẹ cần chú ý cân bằng dưỡng chất trong các bữa ăn dặm của bé

Mẹ cần chú ý cân bằng dưỡng chất trong các bữa ăn dặm của bé

Bỏ qua thực phẩm giàu chất sắt hoặc không đảm bảo đủ chất béo trong chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé. Giai đoạn 6 – 12 tháng trẻ có nhu cầu về sắt rất cao. Do đó, mẹ, hãy cung cấp nguồn thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày. Chẳng hạn như thịt, ngũ cốc, lòng đỏ trứng hoặc rau bina. Nguồn chất béo lành mạnh có trong bơ và dầu ô liu cũng rất cần cho trẻ ở giai đoạn này.

Cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt

Tất cả đứa trẻ đều có sở thích với những món ăn ngọt. Tuy nhiên mẹ cần hạn chế điều này để không tạo thành thói quen ăn uống của bé. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không thêm đường trong hai năm đầu đời của bé, kể cả từ đồ uống có đường. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt gia tăng tỷ lệ béo phì, tiểu đường và ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.

Bỏ qua các dấu hiệu bé đã ăn no

Trẻ thể hiện sự ăn no bằng cách quay đi, lắc đầu hoặc tỏ ra không quan tâm đến món ăn. Tuy nhiên, một số cha mẹ có thể muốn con mình ăn nhiều hơn nên đã cố ép con ăn. Điều này là một sai lầm mẹ cần tránh vì nó có thể làm suy yếu khả năng điều chỉnh ăn uống tự nhiên của trẻ.

Cho bé ăn tách biệt với các thành viên trong gia đình

Trẻ học các kỹ năng ăn uống rất nhanh thông qua việc quan sát hành động ăn của người khác. Do đó, mẹ đừng nên cho bé ăn tách biệt với các thành viên trong gia đình. Việc cho bé ngồi ăn cùng tất cả mọi người còn giúp tạo sự thích thú và thoải mái cho bé. Cho bé ăn riêng khiến bé cảm giác cô độc . Đồng thời làm cho bé không học được kỹ năng ăn uống từ người lớn. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là mẹ hãy trang bị ghế ăn dặm cho bé và để bé cùng gia đình thưởng thức trọn vẹn bữa ăn.

Mẹ hãy cho bé ngồi vào ghế ăn dặm và cùng trải qua bữa ăn với các thành viên trong gia đình

Mẹ hãy cho bé ngồi vào ghế ăn dặm và cùng trải qua bữa ăn với các thành viên trong gia đình

Sợ con làm vương vãi thức ăn

Cho bé tự ăn thật sự sẽ rất bừa bộn khi tất cả đồ ăn bị bé làm vương vãi khắp nơi. Sau mỗi lần như vậy, nhiều bà mẹ đã quyết định đút cho bé ăn. Điều này vô tình cản trở việc tự khám phá đồ ăn của trẻ. Việc tìm hiểu và yêu thích thức ăn diễn ra khi bé chạm, ngửi, nếm và thậm chí là chơi với thức ăn. Mẹ hãy để bé tự trải nghiệm việc ăn uống của mình. Khi bé đã có kỹ năng ăn uống thì sẽ hình thành nếp ăn và thói quen ăn uống tích cực, lành mạnh. Quan trọng hơn là thông qua đó trẻ cảm thấy thích thú hơn khi ăn.

Một sai lầm khác khi cho trẻ ăn dặm mà không ít bà mẹ mắc phải chính là coi nhẹ chất liệu đồ dùng ăn dặm. Theo đó, mẹ không để ý đến thành phần chất liệu. Từ đó lựa chọn cả những sản phẩm chứa hóa chất, không tốt cho sức khỏe của bé. Theo khuyến cáo, mẹ nên chọn những đồ dùng ăn dặm có nguồn gốc tự nhiên. Đồ dùng ăn dặm sợi tre Bamboo Life là một gợi ý. Với thành phần 100% sợi tre và công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm của Bamboo Life mang đến sự an toàn và thân thiện cho sức khỏe. Mẹ hãy ghé thăm https://bamboolife.vn/ để tìm hiểu đặc điểm của sợi tre và lựa chọn đồ dùng ăn dặm cho bé.

Sản phẩm bạn quan tâm

ghế ăn dặm Bamboo Life

Ghế Ăn Dặm Cho Bé Bamboo Life Đa Năng Cao Cấp

1.399.000 

Chăn cho bé sợi tre Bamboo Life BL054

99.000 
Trang chủ Danh mục Cửa hàng Facebook Góc chia sẻ